Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là lo lắng của rất nhiều người bệnh
Bạn đang đọc: Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung phát triển do các tế bào ở niêm mạc tử cung phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành một khối u lớn. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới độ tuổi mãn kinh. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Giai đoạn tiến triển ung thư
- Mức độ đáp ứng điều trị bệnh
- Độ tuổi, thể trạng người bệnh…
Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư cổ tử cung được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
-
Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Ở giai đoạn 0, khi ung thư vẫn giới hạn ở trong bề mặt cổ tử cung, bệnh nhân có khoảng 93% cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.
Ở giai đoạn IA, khi các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt cổ tử cung vào các mô sâu hơn của cổ tử cung, tử cung với mức độ xâm lấn 3 – 5 mm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và di căn xa, cơ hội sống của người bệnh vẫn rất tốt, khoảng 93%. Đến giai đoạn IB, khi khối u có kích thước lớn hơn, khoảng 4 cm, cơ hội sống của người bệnh giảm còn khoảng 80%.
Đến giai đoạn II, khi ung thư phát triển với kích thước lớn hơn 4 cm và đã ảnh hưởng đến các mô lân cận, người bệnh có khoảng 58 – 63% cơ hội sống.
Đến giai đoạn III, khi ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung vào thành khung chậu hoặc phần dưới âm đạo, bệnh nhân có khoảng 32 – 35% cơ hội sống.
Đến giai đoạn IV, khi ung thư đã lan rộng đến các cơ quan gần đó như bàng quang hay trực tràng và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương, gan… cơ hội sống của người bệnh thấp nhất, chỉ khoảng 15 – 16%.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị chính cho người bệnh.
-
Tìm hiểu thêm: Những điểm nổi bật của phục hình răng sứ Zirconia
>>>>>Xem thêm: Cách đẻ thường dễ dàng mẹ bầu cần biết?
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
- TS. BS See Hui Ti trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư
- Phẫu thuật: với những trường hợp ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm, cắt bỏ cổ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên đáy tử cung hay khoét chóp cổ tử cung (sinh thiết nón) có thể được chỉ định với mục đích bảo toàn khả năng sinh con ở nữ giới. Ở giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật triệt để bao gồm cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng…
- Xạ trị: sử dụng năng lượng cao để hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị ung thư cổ tử cung bao gồm xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát.
- Hóa trị liệu: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được đưa vào cơ thể chủ yếu qua tĩnh mạch.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung có TS. BS See Hui Ti, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.