Loạn sản cổ tử cung là tình trạng thường gặp ở nữ giới độ tuổi từ 25-35. Vậy cụ thể loạn sản cổ tử cung là gì và bệnh có nghiêm trọng không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Loạn sản cổ tử cung là gì?
1. Loạn sản cổ tử cung là bệnh gì?
Bệnh loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên cổ tử cung, phần dưới tử cung dẫn vào âm đạo có thay đổi bất thường từ nhẹ đến nặng.
Loạn sản cổ tử cung là tình trạng có tế bào ung thư cổ tử cung biến đổi do viêm nhiễm, thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến đổi này có thể lành tính hoặc nghịch sản(tiền ung thư).
Loạn sản cổ tử cung mô tả các thay đổi bất thường từ nhẹ đến nghiêm trọng có thể xảy ra trong niêm mạc của cổ tử cung.
2. Nguyên nhân và triệu chứng
2.1 Loạn sản cổ tử cung là gì? – Nguyên nhân
Không có nguyên nhân chính xác cho bệnh loạn sản cổ tử cung nhưng có một số nguyên nhân được cho làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
– Nhiễm một số loại papillomavirus ở người(HPV)
– Quan hệ tình dục thiếu an toàn
– Quan hệ với nhiều người cùng lúc, bạn tình có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Sinh con quá sớm trước 20 tuổi
– Hút thuốc lá, thuốc lào…
2.2 Loạn sản cổ tử cung là gì? – Triệu chứng
Giai đoạn sớm của loạn sản cổ tử cung không gây ra triệu chứng rõ rệt. Vào giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mơ hồ, biểu hiện chủ yếu là ra máu âm đạo bất thường như: ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau thụt rửa âm đạo, ra máu sau một thời gian mãn kinh. Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng và hôi…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt
Loạn sản cổ tử cung có thể dẫn tới đau vùng tiểu khung và đau bụng dưới
Thông thường, chứng loạn sản cổ tử cung không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Vì vậy, việc kiểm tra Pap smear thường xuyên rất quan trọng để giúp chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không?
Có nhiều loại loạn sản cổ tử cung và mỗi loại có mức độ nghiêm trọng khác nhau:
- ASCUS (tế bào không điển hình): Kết quả Pap smear cho thấy một ASCUS được coi là bất thường nhẹ. Đây là loại phổ biến nhất về bất thường cổ tử cung. Về cơ bản, cổ tử cung đã có sự thay đổi rất nhẹ, kết quả do nhiễm trùng, dị ứng hoặc thay đổi tiền ung thư.
- Agus (các tế bào tuyến không điển hình): Agus đề cập đến tế bào tuyến có thể có nguồn gốc trong ống cổ tử cung hoặc tử cung. Agus có thể chỉ ra các điều kiện nghiêm trọng tiềm ẩn. Tuy nhiên, kết quả này khá hiếm, chỉ chiếm 1% trong kết quả Pap smear.
- LGSIL (tế bào vảy biểu mô cấp thấp): kết quả có nghĩa là loạn sản nhẹ, có khả năng gây ra bởi u nhú ở người, đã được phát hiện. Đây là loại phổ biến nhất của chứng loạn sản cổ tử cung.
- HGSIL (tế bào vảy biểu mô cao cấp): Đây là kết quả loạn sản nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.
4. Loạn sản cổ tử cung có dẫn tới ung thư không?
Các tế bào loạn sản tương tự như tế bào ung thư nhưng đây không được xem là tế bào ác tính. Các tế bào loạn sản này vẫn nằm trong biểu mô của cổ tử cung mà không xâm lấn các mô khỏe mạnh khác.
Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn phát triển sớm của tế bào bất thường nên có khả năng trở thành ung thư, điều này thường diễn ra trong khoảng 10 đến 15 năm.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo những triệu chứng ung thư xương
Loạn sản cổ tử cung trường hợp nặng có thể là giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung
5. Điều trị loạn sản cổ tử cung thế nào?
Loạn sản cổ tử cung thường được chia thành 3 giai đoạn với phương hướng điều trị như sau:
– Giai đoạn nhẹ(CIN I)
Tế bào bất thường ở 1/3 lớp tế bào cổ tử cung, thường gặp ở phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi.
Đa số các trường hợp không cần điều trị, các tế bào bất thường có thể tự hồi phục về bình thường.
– Giai đoạn vừa phải(CIN II)
Các tế bào bất thường chiếm một nửa tế bào cổ tử cung, giai đoạn này có thể phá hủy những tế bào bất thường này với laser hoặc áp lạnh.
Ngoài ra có thể dùng phẫu thuật.
– Giai đoạn nặng(CIN III):
Toàn bộ lớp tế bào biểu mô tử cung đều bị loạn sản, tế bào này chưa xuyên qua tế bào đáy để xâm nhập vào các tổ chức dưới biểu mô cổ tử cung. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ 30 đến 40 tuổi.
Nếu không điều trị kịp thời, các tế bào này có thể xuyên qua lớp tế bào đáy của tổ tử cung rồi lan sang các cơ quan khác, hình thành ung thư cổ tử cung.
Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng có dịch lẫn máu trong vài tuần nhưng dần sẽ trở lại bình thường. Sau đó người bệnh cần thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo chức năng cổ tử cung đã bình phục.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.