Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát bệnh… Dù ít hay nhiều, tác dụng phụ của hóa trị ung thư là điều khó tránh khỏi.
Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng các thuốc gây độc tế bào, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn hóa chất, đa hóa chất, có hay không kết hợp với nhiều phương pháp điều trị ung thư khác như phẫu thuật, xạ trị, điều trị nhắm đích. Hóa trị có thể đóng vai trò là phương pháp điều trị chính hay bổ trợ.
-
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư là điều khó tránh nhưng có thể kiểm soát
- Tác dụng phụ của hóa trị ung thư là điều khó tránh nhưng có thể kiểm soát
Theo các bác sĩ Ung bướu, so với hiệu quả đem lại, các tác dụng phụ mà hóa trị là có thể chấp nhận và kiểm soát được. Điều quan trọng là người bệnh cần biết được các tác dụng phụ của hóa trị, chăm sóc bản thân tốt hơn để tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ác tính ung thư. Dưới đây là một số tác dụng phụ của hóa trị có thể gặp:
Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên
Bệnh nhân sau điều trị hóa trị có thể gặp một số vấn đề như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Tình trạng thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Nếu tình trạng nhẹ có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu, nặng có thể phải truyền hồng cầu lắng. Tình trạng giảm bạch cầu ở bệnh nhân điều trị hóa chất cũng có thể gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng cơ thể, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Cảm giác buồn nôn, nôn ói
Hóa chất hóa trị gây kích thích niêm mạc dạ dày, tá tràng làm kích thích một số dây thần kinh kích hoạt trung tâm nôn và vùng thụ thể hóa học ở não dẫn đến tình trạng nôn, buồn nôn ở người bệnh. Tùy thể trạng bệnh của mỗi người cũng như liều lượng thuốc hóa trị mà biểu hiện bệnh ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.
Rụng tóc
-
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư là gì? Bạn đã thực sự hiểu đúng?
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất
- Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ cơ chế tác động của các loại thuốc ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh, trong đó có phần phụ của da như nang lông, tóc…
Rụng tóc thường xuất hiện sau vài tuần điều trị hóa chất thường xuyên. Tóc thường sẽ bắt đầu mọc lại sau một thời gian kết thúc hóa trị.
Viêm niêm mạc miệng
Trường hợp viêm niêm mạc miệng thường xuất hiện ở bệnh nhân vừa kết hợp điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị. Viêm niêm mạc miệng có thể khiến bệnh nhân có cảm giác đau khi ăn uống, nuốt nước bọt…
Cảm giác tê, mất cảm giác ở các đầu chi
Tùy từng trường hợp mà mức độ bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng bao gồm tê, bị châm chích, mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ có thể xem xét đổi thuốc, giảm liều nếu tác dụng phụ vượt quá mức chịu đựng của người bệnh.
Biểu hiện toàn thân
Truyền hóa chất khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực…
Để tránh gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân, bác sĩ thường thông báo trước các tác dụng phụ có thể gặp phải và hướng xử lý. Người bệnh không nên quá lo lắng mà bỏ ngang quá trình điều trị, ảnh hưởng đến tính mạng và hiệu quả điều trị trước đó.
-
>>>>>Xem thêm: Các bệnh về buồng trứng
Bệnh nhân được chăm sóc tận tình tại Bệnh viện Thu Cúc
- Bệnh nhân được chăm sóc tận tình tại Bệnh viện Thu Cúc
Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư là đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore. Các loại thuốc hóa trị sử dụng là các loại thuốc tốt nhất, đảm bảo kết quả điều trị, giảm tác dụng phụ…
Trên đây là những thông tin tham khảo về một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.