Ung thư hắc tố là một hình thức nguy hiểm nhất của ung thư da, thường do bức xạ cực tím từ ánh nắng mặt trời gây nên đột biến (khuyết tật di truyền) dẫn đến việc các tế bào da nhân lên nhanh chóng và hình thành khối u ác tính.
Bạn đang đọc: Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố thường giống như nốt ruồi. Phần lớn các khối u ác tính có màu đen hoặc nâu, nhưng chúng cũng có thể có màu da, hồng, đỏ, tím, xanh dương hoặc trắng. Ung thư hắc tố gây ra chủ yếu do thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, thường xuyên bị cháy nắng, đặc biệt là ở những người dễ mắc bệnh di truyền.
—>>> Dấu hiệu nốt ruồi ung thư
Ung thư hắc tố thường xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
1. Dấu hiệu và triệu chứng của khối ung thư hắc tố
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hắc tố là xuất hiện một nốt ruồi mới hoặc sự thay đổi trong nốt ruồi sẵn có. Nốt ruồi có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở lưng (đối với nam) và chân (đối với nữ). Ung thư hắc tố không phổ biến ở những nơi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, như mông và da đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, ung thư hắc tố có hình dạng không đều và có nhiều màu. Các nốt ruồi cũng có thể lớn hơn bình thường và đôi khi có thể bị ngứa hoặc chảy máu. Hãy đi khám khi nhận thấy nốt ruồi thay đổi dần về hình dạng, kích thước và màu sắc.
2. Nguyên nhân gây ung thư hắc tố là gì?
Tìm hiểu thêm: Nên siêu âm thai vào những thời điểm nào là tốt nhất
Sự khác nhau u hắc tố khác so với nốt ruồi thông thường được thể hiện qua bảng dấu hiệu ABCDE.
Ung thư hắc tố là do các tế bào da bắt đầu phát triển bất thường. Tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV) từ mặt trời được cho là nguyên nhân gây ra hầu hết các khối u ác tính. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính, chẳng hạn như:
- Nhiều nốt ruồi hoặc tàn nhang
- Da nhợt nhạt dễ cháy nắng
- Tóc tự nhiên có màu đỏ hoặc vàng
- Gia đình có một thành viên gần gũi bị ung thư hắc tố
3. Ai có nguy cơ cao bị ung thư hắc tố?
Ung thư hắc tố là bệnh ung thư rất phổ biến, và có thể gặp ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào. Tuy nhiên đa số ung thư da gặp ở người trên 50 tuổi, những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt.
4. Chẩn đoán ung thư hắc tố như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Thai ngoài tử cung thoái triển – Mẹ bầu chớ lơ là
Thường xuyên kiểm tra da giúp chúng ta phát hiện sớm các dấu hiệu của u hắc tố và điều trị sớm, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào ở nốt ruồi, hãy đi khám bác sĩ ngay. Trong trường hợp nghi ngờ u hắc tố, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ và sinh thiết để kiểm tra xem có tế bào ung thư không. Đồng thời, người bệnh cũng cần làm sinh thiết hạch để kiểm tra xem khối u ác tính có lan đến các tuyến bạch huyết không.
5. Điều trị ung thư hắc tố
Việc điều trị chính cho ung thư hắc tố là phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Nếu ung thư hắc tố được chẩn đoán và điều trị sớm, phẫu thuật thường thành công và mang lại cơ hội sống cao.
Nếu u hắc tố được chẩn đoán muộn, điều trị chủ yếu nhằm mục đích làm chậm sự lây lan của bệnh ung thư và giảm các triệu chứng. Điều này thường liên quan đến các loại thuốc nhắm mục tiêu, hóa trị…
U hắc tố có thể tái phát sau điều trị, nguy cơ này tăng lên nếu ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hoặc lan rộng. Chính vì vậy, sau điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để sớm phát hiện dấu hiệu tái phát, kịp thời điều trị.
6. Phòng ngừa u ác tính
Ung thư hắc tố không phải luôn phòng ngừa được, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh ánh nắng mặt trời gay gắt. Nếu cần phải ra ngoài, bạn nên trang bị kính, khẩu trang, quần áo dài, sử dụng kem chống nắng.
Những người có làn da trắng, nhiều nốt ruồi cần đặc biệt cẩn thận hơn trong việc bảo vệ da khỏi hư hại do ánh nắng mặt trời; Thường xuyên kiểm tra da để phát hiện các dấu hiệu của ung thư da.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.