Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?

Ung thư trực tràng giai đoạn III có thể xâm lấn vào các tạng, cấu trúc lân cận, có di căn hạch vùng nhưng chưa di căn xa. Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu là quan tâm của nhiều người bệnh.

Bạn đang đọc: Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?

1. Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?

Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến

Ung trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến xảy ra ở trực tràng (phần cuối của ruột, trước hậu môn). Tiên lượng sống bệnh nhân ung thư trực tràng mỗi giai đoạn khác nhau là khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh…

Phân chia giai đoạn ung thư theo AJCC, ung thư trực tràng giai đoạn III có thể phát triển theo hướng:

  • Giai đoạn IIIA: ung thư có thể xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc hay lớp cơ. Ung thư giai đoạn này có di căn 1 – 3 hạch vùng nhưng chưa di căn xa.
  • Giai đoạn IIIB: ung thư xâm lấn qua lớp cơ nhưng chưa qua lớp thanh mạc, ung thư cũng có thể xâm lấn các tạng, cấu trúc lân cận, có di căn hạch vùng nhưng chưa di căn xa.
  • Giai đoạn IIIC: ung thư phát triển kích thước bất kì, xâm lấn qua lớp cơ, di căn 4 hạch vùng trở lên nhưng chưa có di căn xa

Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu? Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IIIA có khoảng 84% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh; giai đoạn IIIB là 71% và giai đoạn IIIC là 58%. Với tiên lượng sống như vậy, bệnh nhân ung thư giai đoạn này vẫn có cơ hội điều trị, kiểm soát bệnh tốt.

2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III như thế nào?

Cũng giống như cơ sở để bác sĩ tiên lượng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư trực tràng, điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III như thế nào cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư trực tràng có thể được bác sĩ xem xét là:

Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư gan có chữa được không?

Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn sớm

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư trực tràng

  • Phẫu thuật: là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt trước (phẫu thuật bảo tồn cơ thắt), phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã ba bụng và tầng sinh môn, phẫu thuật đoạn chậu. Xạ trị có thể được chỉ định trước mổ để giảm kích thước khối u, đảm bảo phẫu thuật dễ dàng hơn, tăng khả năng bảo tồn cơ thắt, giảm nguy cơ tái phát sau mổ.
  • Xạ trị: có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư trực tràng. Tùy từng trường hợp xạ trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, kết hợp với hóa trị liệu. Mục đích của xạ trị là sử dụng tia xạ có cường độ cao tập trung vào một vùng nhỏ trên thành trực tràng nơi có khối u, quá trình điều trị được chia thành nhiều đợt với thời gian khác nhau.
  • Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị kết hợp tốt với xạ trị, tăng hiệu quả điều trị tia xạ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS Zee Ying Kiat. Với phác đồ điều trị tích cực của bác sĩ Zee nhiều bệnh nhân ung thư đã điều trị bệnh thành công, kiểm soát bệnh tốt ở giai đoạn muộn.

Trên đây là một số thông tin tham khảo giải đáp ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc và biết chính xác bệnh viện đang áp dụng phương pháp điều trị bệnh nào, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *