Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, dự đoán khả năng đáp ứng điều trị, mong muốn điều trị của người bệnh…

Bạn đang đọc: Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, đặc biệt là các quốc phương Tây

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, đặc biệt là các quốc phương Tây. Hàng năm tần suất mắc bệnh khoảng 40 – 50 ca ung thư mới trên 100 000 nam giới. Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá là căn bệnh ung thư có thời gian tiến triển chậm, có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh thành công khi ung thư chưa di căn.

1. Đặc điểm ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II có đặc điểm:

  • Giai đoạn IIA, IIB: giai đoạn này khối u quá nhỏ để có thể nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Khối u lớn hơn một chút có thể được cảm nhận khi thăm khám trực tràng. Ung thư không lan ra ngoài tuyến tiền liệt nhưng các tế bào bất thường hơn và có xu hướng phát triển nhanh hơn.
  • Ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa…

Nhìn chung, điều trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn II cho tiên lượng tốt, bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi nếu được điều trị với phác đồ tích cực. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe tổng thể, người bệnh có đang gặp triệu chứng hay không. Đồng thời, bác sĩ có thể cho người bệnh theo dõi giám sát cẩn thận nếu như ung thư phát triển chậm và không có triệu chứng. Điều này bao gồm khám định kỳ 6 tháng 1 lần, trong đó người bệnh cần làm xét nghiệm trực tràng kỹ thuật số và xét nghiệm PSA. Bạn cũng có thể cần sinh thiết tuyến tiền liệt hàng năm.

Ngược lại, người bệnh cũng có thể phải điều trị nếu như ung thư đang tiến triển hoặc gây ra triệu chứng.

2. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II

2.1. Phẫu thuật

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai ở đâu Hà Nội uy tín, chất lượng?

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị triệt căn cho bệnh nhân ung thư

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc kết hợp nạo vét hạch vùng chậu là điều trị triệt căn. Xu hướng mới là tăng cường bảo tồn dây thần kinh nhằm giảm tỷ lệ biến chứng liệt dương. Phẫu thuật cắt tinh hoàn nhằm điều trị nội tiết cho nhiều kết quả.

Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nội soi, bằng việc rạch một vết nhỏ ở bụng. Thời gian phục hồi của phẫu thuật nội soi sẽ nhanh hơn so với phẫu thuật mở.

Tác dụng phụ tiềm tàng của phẫu thuật tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Phản ứng xấu khi gây mê
  • Chảy máu, nhiễm trùng
  • Gây ảnh hưởng cho các cơ quan lân cận
  • Tiểu không tự chủ
  • Rối loạn chức năng cương dương

2.2. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Điều trị tia xạ chủ yếu là tia xạ từ ngoài vào, được áp dụng cho khối u còn khu trú ở tuyến tiền liệt. Bệnh nhân tiến hành điều trị tia xạ có thể phải chịu những tổn thương tại ruột, bàng quang, trực tràng…

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2

>>>>>Xem thêm: Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra một số phản ứng phụ như rối loạn chức năng cương dương.

2.3. Điều trị nội tiết

Có đến khoảng 80% các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào nội tiết. Vì vậy, đây là phương pháp điều trị quan trọng với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt các giai đoạn. Điều trị nội tiết nhằm giảm nội tiết tố nam trong máu gồm cắt tinh hoàn, thuốc kháng nội tiết tố nam, thuốc nội tiết tố nữ…

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là một hay kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi điều trị ung thư vẫn có thể tái phát, do vậy, bệnh nhân cần theo dõi tái khám định kỳ với xét nghiệm PSA và thăm khám trực tràng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *