Phân biệt u phổi lành tính và ác tính

Một khối u phổi là kết quả của sự phân chia tế bào bất thường trong mô phổi hoặc đường hô hấp. Sự tích tụ bất thường của các mô, hình thành khi các tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết theo chu trình của nó hình thành nên một khối u. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, và thường phát hiện được qua chụp X-quang phổi hoặc chụp cắt lớp vi tính. Vậy phân biệt u phổi lành tính và ác tính như thế nào?

Bạn đang đọc: Phân biệt u phổi lành tính và ác tính

Phân biệt u lành tính và ung thư phổi là rất quan trọng bởi vì phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ sống còn.

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính là rất quan trọng, vì sẽ giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị thích hợp.

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính dựa vào đặc điểm khối u 

Khối u lành tính: Nếu khối u này nhỏ hơn 3cm, nó được gọi là nốt phổi. Nếu khối u lớn hơn 3cm nó được gọi là khối lượng. Kích thước khối u càng lớn, nguy cơ ác tính càng cao.

Đặc điểm của khối u phổi lành tính:

  • Có thể tăng kích thước và xâm lấn mô lân cận nhưng không xâm nhập, phá hủy hoặc thay thế các mô khác, không lan sang các phần khác của cơ thể
  • Phát triển chậm hoặc thậm chí có thể ngừng phát triển hoặc thu hẹp
  • Thường không đe dọa tính mạng
  • Thường không cần phải phẫu thuật loại bỏ

Những người có khối u phổi, thường có nhiều khả năng là lành tính nếu:

  • Bạn dưới 40 tuổi.
  • Bạn không hút thuốc lá
  • Có canxi trong nốt phổi
  • Các nốt nhỏ

Đặc điểm của khối u phổi ác tính:

  • Phát triển nhanh, dễ di căn sang các bộ phận khác
  • Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ tử vong nhanh chóng
  • Các phương pháp điều trị thường bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích…

Triệu chứng của u phổi lành tính và ác tính có gì khác nhau?

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bị viêm lợi và cách điều trị hiệu quả

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính

Cả khối u phổi lành tính và ác tính hiếm khi gây ra triệu chứng sớm, nếu có thường bao gồm: đau ngực, thở khò khè, ho dai dẳng, ho ra máu…

U phổi lành tính và ác tính thường không gây ra triệu chứng, đó là lý do tại sao bệnh nhân thường phát hiện khi chụp X-quang hoặc CT. Tuy nhiên, nó có thể gây ra 1 số triệu chứng tương đồng nhau như sau:

  • Thở khò khè
  • Ho kéo dài hoặc ho ra máu
  • Khó thở
  • Sốt, đặc biệt nếu có viêm phổi

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính dựa vào triệu chứng là rất khó. Tuy nhiên, ở những người bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Đặc biệt, triệu chứng không chỉ liên quan tới phổi, mà khi ung thư di căn nó có thể gây ra các triệu chứng liên quan tới vị trí di căn như:

  • Đau xương, dễ gãy xương khi di căn xương
  • Đau đầu, lú lẫn khi ung thư di căn não
  • Vàng da, cổ trướng khi ung thư di căn gan…

Nguyên nhân của các khối u và khối u lành tính là gì?

Nguyên nhân của khối u phổi chưa được biết rõ, nhưng đó là kết quả của sự phát triển và phân chia bất thường trong tế bào. Đối với ung thư phổi, một số yếu tố đóng vai trò quan trọng như hút thuốc lá.

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính dựa vào các phương pháp chẩn đoán

Phân biệt u phổi lành tính và ác tính

>>>>>Xem thêm: 5 lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu ngày Tết

Sinh thiết là bước cuối cùng giúp phân biệt u lành tính và ung thư phổi một cách chính xác nhất.

Nếu phát hiện có khối u phổi, hoặc các nốt phổi có kích thước, hình dạng khác thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bao gồm:
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm lao để kiểm tra bệnh lao
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • CT phát xạ ảnh (SPECT)
  • Chụp cộng hưởng từ (trong một số trường hợp)
  • Sinh thiết lấy mẫu mô và khám dưới kính hiển vi để xác nhận xem khối u lành tính hay ung thư

Nói chung, để phân biệt u lành tính và ung thư phổi thì điều quan trọng nhất là cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán mới có kết luận chính xác. Từ đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Để đặt lịch khám, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *