Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hóa trị ung thư dạ dày cụ thể, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy cụ thể khi nào áp dụng hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày.
Bạn đang đọc: Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày
Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày
Hóa trị là một trong những phương pháp chính trong điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính mà khối u ung thư có thể phát triển ở bất kì phần nào dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới.
Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày nói riêng và điều trị ung thư dạ dày nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Giai đoạn tiến triển ung thư
- Mức độ đáp ứng điều trị
- Tình trạng sức khỏe chung của người bệnh
- Mong muốn điều trị bệnh nhân ung thư…
Trong số các phương pháp điều trị ung thư dạ dày, hóa trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh chính. Đây là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
Khi nào áp dụng hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày?
Hóa trị ung thư dạ dày được chỉ định trong nhiều trường hợp, cả ở ung thư giai đoạn sớm với mục đích điều trị bổ trợ cho phẫu thuật hay điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Hóa trị thường kết hợp với xạ trị cho kết quả điều trị tốt hơn, tăng tiên lượng sống cho người bệnh.
Cụ thể, với ung thư tuyến dạ dày (loại ung thư phổ biến nhất chiếm khoảng 90 – 95% tổng số ca mắc ung thư dạ dày), hóa trị kết hợp xạ trị sau phẫu thuật cắt bán phần hay toàn bộ dạ dày nếu có di căn hạch hay xâm lấn lớp cơ. Với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn IV, hóa trị chủ yếu với mục đích thuyên giảm triệu chứng.
Tác dụng phụ sau hóa trị ung thư dạ dày
Thực tế, tác dụng phụ trong điều trị ung thư là điều khó tránh, hóa trị ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ. Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày như thế nào (loại thuốc, liều lượng hóa chất, thời gian điều trị…) sẽ có những tác động cụ thể đến người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân khiến mẹ bầu 7 tháng mất ngủ
Tác dụng phụ trong hóa trị ung thư là điều khó tránh
Thông thường, các thuốc chống ung thư tác động lên những tế bào phân tử, chia nhanh cả những tế bào máu, những tế bào này giúp chống lại sự nhiễm trùng, tạo lập cục máu đông, mang oxy đến các phần cơ thể. Khi những tế bào máu bị tác động bởi thuốc chống ung thư, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm máu, chảy máu cơ thể hoặc rất yếu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải chịu những tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn ói, mất cảm giác ngon miệng, rụng tóc…
Dù có những tác dụng phụ nhất định nhưng so với những lợi ích điều trị mà hóa trị đem lại thì các bác sĩ cho rằng những tác dụng phụ đó là có thể kiểm soát và chấp nhận. Để tránh tâm lý lo lắng cho người bệnh, bác sĩ thường thông báo trước những tác dụng phụ có thể gặp phải cho bệnh nhân ung thư dạ dày, hướng dẫn cách kiểm soát và giảm triệu chứng.
Điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc
>>>>>Xem thêm: Các bệnh hậu sản thường gặp chị em cần chú ý
TS. BS Zee Ying Kiat tư vấn điều trị ung thư tại bệnh viện Thu Cúc
Với hy vọng đem đến cơ hội sống tốt nhất cho bệnh nhân ung thư dạ dày, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi tại Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc có TS. BS Zee Ying Kiat – bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngoài đội ngũ bác sĩ giỏi, bệnh viện còn có chế độ chăm sóc giảm nhẹ đặc biệt cho bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn, giúp giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về phác đồ hóa trị ung thư dạ dày. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.