Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không phục hồi của một hoặc nhiều phế quản. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, rất nguy hiểm nên cần điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh cũng như hướng dẫn điều trị bệnh giãn phế quản phù hợp.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị giãn phế quản
Thế nào là giãn phế quản?
Giãn phế quản bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, giãn phế quản còn do nhiều yếu tố khác nhau tạo thành như:
- Viêm hoại tử thành phế quản thường do nhiễm khuẩn như mắc các bệnh cúm, sởi, ho gàn
- Chít hẹp phế quản do u hoặc dị vật. Chỗ chít hẹp dễ bị nhiễm khuẩn cùng với nội áp lực phế quản tăng gây ra tình trạng giãn phế quản
- Do tổn thương xơ quanh phế quản co kéo như mắc các bệnh lao phổi, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính…
- Do suy giảm miễn dịch
Thông thường khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ có các biểu hiện ho khạc đờm kéo dài. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng, đờm có màu xanh hoặc vàng, có lẫn máu… Ho có thể tái phát nhiều lần và kéo dài quanh năm khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Đôi khi người bệnh có thể bị khó thở, sốt, mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu…
Giãn phế quản là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, rất nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, giãn phế quản không tự khỏi mà có thể tiến tiển nặng hơn nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
Các biến chứng hay gặp khi bị giãn phế quản là:
- Tâm phế mạn
- Suy hô hấp
- Thoái hóa dạng tinh bột ở gan thận
- Áp xe tạng thứ phát ở não, gan, trung thật
- Ho ra máu dai dẳng
- Bội nhiễm phổi phế quản
- Viêm phế quản mạn
…
Giãn phế quản là bệnh rất nguy hiểm do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hướng dẫn điều trị giãn phế quản
Với bệnh giãn phế quản, nguyên tắc điều trị cần phải kiên trì, liên tục và bình tĩnh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Người bệnh cần có một quy trình điều trị và chăm sóc đặc biệt.
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe đã có biến chứng gì hay chưa, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc chữa bệnh phù hợp. Các bước điều trị bao gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, dùng thuốc làm loãng đờm, thuốc giãn phế quản
Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ của Đức và các loại phổ biến
Người bệnh cần phải sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị kết hợp khác nhằm cải thiện tình trạng giãn phế quản
- Dẫn lưu đờm, vỗ rung lồng ngực
- Điều trị cầm máu khi ho ra máu quá nhiều
- Nếu khó thở cần thở oxy ngắt quãng
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần tiến hành điều trị ngoại khoa. Phương pháp này hay được áp dụng trong giãn phế quản khu trú, ho ra máu nặng, dai dẳng… Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc một bên phổi.
Phẫu thuật được chống chỉ định với các trường hợp bị giãn phế quản lan tỏa hoặc trường hợp có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.
Có chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp
Trong ăn uống
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả nhiều màu sắc nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nên tránh các thực phẩm chiên rán, cay nóng, thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa vì có thể ảnh hưởng tới quá trình nuốt thức ăn, tác động xấu tới sức khỏe và tình trạng bệnh.
Trong sinh hoạt
Người bệnh trong khi điều trị giãn phế quản cần nghỉ ngơi, yên tĩnh. Khi ngủ cần nằm ở tư thế ngửa, đầu cao, đảm bảo cho quá trình hô hấp dễ dàng. Đặc biệt nếu ho nhiều cần nằm cao đầu và nghiêng về một bên.
>>>>>Xem thêm: Chảy máu âm đạo bất thường – đừng chủ quan!
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, nằm ngủ đúng tư thế
Người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa, súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn.
Tằm rửa sạch sẽ hàng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng; uống nước ấm, làm ẩm không khí giúp người bệnh dễ thở.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị giãn phế quản của bác sĩ, vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày nhằm giúp người bệnh ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm, cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất độc hại, thuốc lá… bởi chúng có khả năng khiến bệnh dễ tái phát và ảnh hưởng nặng nề hơn.
Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn để có hướng dẫn điều trị giãn phế quản phù hợp, hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.