Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?

Chảy máu trực tràng có liên quan tới tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu có thể là đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trộn lẫn vào phân. Vậy chảy máu trực tràng nguyên nhân do đâu? Mời độc giả đón đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này.

Bạn đang đọc: Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?

Chảy máu trực tràng không phải là bệnh mà là một triệu chứng cảnh báo một bệnh lý nào đó ở phần hậu môn – trực tràng. Biểu hiện này có thể là do các nguyên nhân dưới đây.

1. Bệnh trĩ

Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch, phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?

Chảy máu trực tràng có thể là do mắc bệnh trĩ

Theo nghiên cứu, thói quen ăn uống – sinh hoạt làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh trĩ. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chảy máu ở hậu môn. Chảy máu do bệnh trĩ thường nhẹ và không gây ra tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên nếu trĩ nặng, người bệnh chảy máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột, nó chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới bất cứ bộ phận nào ở hệ tiêu hóa.

Bệnh Crohn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như môi trường sống, chế độ ăn uống, di truyền. Ở thể cấp tính, các triệu chứng bệnh gần giống với viêm ruột thừa như đau bụng, sốt cao, đi ngoài lẫn máu, bụng chướng… Ở thể mạn tính, các triệu chứng bệnh kéo dài, người bệnh đi ngoài ra máu nhiều dễ dẫn tới xuất huyết đường tiêu hóa, thủng ruột hoặc hẹp lòng ruột.

3. Polyp trực tràng

Chảy máu trực tràng cũng có liên quan tới bệnh polyp trực tràng. Hầu hết khối polyp xuất hiện ở người lớn tuổi, bệnh thường là lành tính nhưng cũng có những trường hợp chảy máu nhiều hoặc tiến triển ung thư, gây nguy hiểm tới tính mạng.

4. Viêm đại tràng và trực tràng

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ xảy ra khi việc cung cấp máu cho đại tràng giảm đột ngột. Điều này thường là do cục máu đông cản trở một động mạch nhỏ cung cấp máu cho một phần của đại tràng. Việc giảm đột ngột dòng chảy của máu có thể dẫn tới viêm loét, gây các triệu chứng đau bụng, chảy máu trực tràng.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu khám thai tuần 18 thực hiện những dịch vụ nào?

Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?

Các bệnh viêm đại tràng hoặc trực tràng cũng gây chảy máu trực tràng

Theo các chuyên gia y tế, lượng máu bị mất trong viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường nhỏ, giảm dần sau vài ngày.

5. Ung thư trực tràng

Chảy máu trực tràng là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng. Chảy máu thường xuất hiện rõ nhất khi người bệnh đi ngoài.

Thông thường khi phân đi qua những khối u, chúng sẽ gây đau nhức và làm chảy máu tại vị trí đó. Máu trong phân thường có màu đen, phân sẫm màu bất thường.

Ngoài chảy máu trực tràng thì khi bị ung thư, người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Khuôn phân bất thường
  • Đau bụng
  • Sụt giảm cân nặng
  • Nôn mửa
  • Chảy dịch bất thường tại hậu môn

Ung thư trực tràng là bệnh nguy hiểm và thường không được phát hiện sớm do các triệu chứng bệnh mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường nên nhiều người còn chủ quan. Ung thư trực tràng rất nguy hiểm nên khi đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám ngay.

Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Khai trương phòng khám ĐKQT Thu Cúc: Nhận ngay ưu đãi 40% các gói tầm soát ung thư

Người bệnh cần đi khám ngay khi chảy máu trực tràng có thể do ung thư trực tràng, rất nguy hiểm

Ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, khám trực tràng bằng tay, soi trực tràng, siêu âm hoặc chụp X-quang nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Tùy vào loại bệnh, mức độ nặng nhẹ của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, nội soi trực tràng là phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm các bệnh lý ở đại trực tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ, mềm, có gắn nguồn sáng và camera đưa vào cơ thể qua lỗ hậu môn nhằm quan sát những tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng. Hình ảnh quan sát được trên màn hình vi tính giúp bác sĩ xác định viêm loét, polyp hay ung thư.

Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng ê-kíp nội soi chuyên nghiệp sẽ giúp phát hiện sớm bất thường ở đoạn cuối của ống tiêu hóa. Qua nội soi bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết nhằm xác định loại bệnh phù hợp. Nếu mắc ung thư, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị trực tiếp với đội ngũ các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bác sĩ đã giúp điều trị thành công nhiều ca bệnh mắc ung thư, giúp kéo dài cơ hội sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *