Nhờ việc triển khai một cách tích cực các chương trình tầm soát ung thư dạ dày tại các nước Đông Á trong đó có Việt Nam, rất nhiều bệnh nhân được phát hiện ung thư dạ dày sớm khi không có triệu chứng và nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.
Bạn đang đọc: Thông tin về Quy trình tầm soát ung thư dạ dày ai cũng phải nhớ
Ung thư dạ dày càng được phát hiện ở giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không. Ở giai đoạn này, tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 71%). Giai đoạn cuối, tỉ lệ này chỉ còn 4%.
Hiện nay, cách tốt nhất và duy nhất có thể phát hiện sớm ung thư dạ dày là tầm soát ung thư dạ dày.
1. Quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân (và gia đình nếu có), các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Khám lâm sàng là bước đầu tiên, cũng là bước rất quan trọng trong tầm soát ung thư dạ dày
Đây là kết quả dựa vào để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày phù hợp với mỗi người. Nhìn chung, các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày thường bao gồm nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ căn cứ và đó để chỉ định thêm.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
-
Nội soi dạ dày
Để tiến hành các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Điều này giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương như: xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nội soi dạ dày có thể theo phương pháp truyền thống: nội soi qua miệng không gây mê/gây mê hoặc nội soi qua đường mũi không đau, không khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 là gì?
Nội soi dạ dày giúp xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày nếu có phát hiện các dấu hiệu bất thường như khối u ở bên trong dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm chụp CT.
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh không qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh được chụp để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc,…
-
Sinh thiết
Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một dụng cụ chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy một mảnh nhỏ ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Nó cũng được dùng nhằm đánh giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacterpylori không.
-
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư
>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi có mấy giai đoạn và tiên lượng sống
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc
CA 72-4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4, còn có tên là glycoprotein. Kháng nguyên ung thư CA 72-4 được tìm thấy tại bề mặt của nhiều loại tế bào, nhất là tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Bình thường chỉ số CA 72- 4 ở người khỏe mạnh sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml; nhưng đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày thì chỉ số này sẽ cao hơn 6,9 U/ml. Đối với bệnh nhân mắc bệnh thì định lượng CA 72- 4 có độ đặc hiệu được chuẩn đoán trên 98% và độ nhạy chuẩn đoán khoảng từ 28 cho tới 80%. Nồng độ của chỉ số này liên quan tới các giai đoạn của bệnh vì vậy có thể thông qua nó để quan sát và tiến hành đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
2. Khi đi khám tầm soát ung thư dạ dày cần trú ý
2.1. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày
Để nội soi được dạ dày cần phải được sạch, do đó người bệnh có kế hoạch đi khám tầm soát ung thư dạ dày nên nhịn ăn 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi được diễn ra.
Không uống các loại nước uống có mầu, với nước lọc có thể uống nhưng nên hạn chế.
Người nội soi nên thông báo với bác sĩ tình trạng của mình, cũng như rối loạn tinh thần nếu có.
Đặc biệt lưu ý, Nội soi dạ dày không làm ảnh hưởng tới đường hô hấp. Nếu thực hiện nội soi theo cách thông thường có thể người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu. Nếu người bệnh lựa chọn theo phương pháp nội soi dạ dày gây mê, nội soi dạ dày theo đường mũi thì cảm giác sẽ êm ái nhẹ nhàng hơn.
Nếu bạn dùng dịch vụ gây mê, sau khi thủ thuật nội soi kết thúc, bạn được nằm lại phòng hồi sức có nhân viên y tế chăm sóc.
2.2. Lưu ý khi lấy máu xét nghiệm
Để có kết quả chính xác người xét nghiệm cần nhịn ăn trước 6 tiếng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.