Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung thường phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó tiêm phòng HPV là một trong những biện pháp phòng bệnh bước đầu được đánh giá cao. Rất nhiều nữ giới muốn tiêm vắc xin HPV nhưng lại băn khoăn không biết tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không, đặc biệt là đến việc sinh đẻ của nữ giới.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

HPV (Human Papillomavirus) là một trong những vi rút lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Có khoảng trên 100 loại HPV được xác định thì có tới trên 40 loại có khả năng gây bệnh hậu môn sinh dục và khoảng 15 loại thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

HPV được chia thành hai nhóm chính là HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ cao – bao gồm nhiều loại vi rút HPV có khả năng gây bệnh ung thư, trong đó có tuýp HPV 16, HPV 18 gây ung thư cổ tử cung. Có đến khoảng 90% ca mắc ung thư cổ tử cung được xác định có liên quan đến loại vi rút này.

Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn IV

Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới

Tiêm vắc xin HPV khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi

Nhiều nữ giới muốn tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung nhưng lại lo lắng vì không biết tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

Gardasil và Cervarix là 2 loại vắc xin hiện đang được chấp thuận cho sử dụng ở nhiều quốc gia và được khẳng định là an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, tiêm vắc xin HPV không ảnh hưởng gì theo như thông tin của các chuyên gia.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin HPV nữ giới cần biết

HPV khuyến khích cho nữ giới độ tuổi 9 – 26 tuổi. Vắc xin có tác dụng tốt nhất khi nữ giới chưa quan hệ tình dục.

Vắc xin HPV thường được tiêm 3 mũi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất sau khoảng 1 – 2 tháng và lặp lại mũi tiêm thứ ba sau mũi tiêm đầu khoảng 6 tháng.

Trước khi tiêm vắc xin, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp. Trường hợp bạn nhạy cảm với bất kì thành phần nào của vắc xin, đang bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu… có thể bạn sẽ được bác sĩ khuyên không nên sử dụng vắc xin. Vắc xin chỉ được tiêm khi được đánh giá là an toàn với cơ thể của bạn.

Phòng bệnh HPV cần kết hợp các yếu tố nào?

Vắc xin HPV chỉ có tác dụng phòng lây nhiễm vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung vì vậy, phòng bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp như có chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tích cực luyện tập thể dục thể thao, không lạm dụng thuốc tránh thai…

Ngoài những yếu tố có thể kiểm soát được, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà nữ giới không thể kiểm soát. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được quan tâm, đặc biệt là với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn IV

Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới

Pap smear là một trong những phương pháp được sử dụng rộng trong tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau, trong đó có Pap smear và xét nghiệm HPV cho phép phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung, ngay ở giai đoạn loạn sản, tiền ung thư và định tuýp HPV trong trường hợp cần thiết.

Rất nhiều người lầm tưởng tiêm vắc xin HPV sẽ không mắc ung thư cổ tử cung nhưng thực tế không phải như vậy bởi ngoài HPV còn có nhiều yếu tố gây bệnh khác.

Trên đây là những thông tin giải đáp tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng gì không. Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc hoặc biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Lưu ý: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chưa triển khai dịch vụ tiêm vắc xin phòng HPV. Bạn có thể đến Trung tâm Y tế dự phòng hoặc các Bệnh viện phụ sản để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *