8 điều bạn cần biết về bệnh u lympho

U lympho (ung thư hạch) là loại ung thư ở hệ miễn dịch và khá phổ biến. Bệnh chia làm 2 loại: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Với những tiến bộ trong điều trị, ngày càng nhiều người có thể điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: 8 điều bạn cần biết về bệnh u lympho

8 điều bạn cần biết về bệnh u lympho

Hệ thống hạch bạch huyết trên cơ thể chúng ta.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta hãy trò chuyện với ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương – Trưởng khoa Ung bướu, Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc – bệnh viện điều trị ung thư với phác đồ Singapore toàn diện.

Dưới đây là 10 điều bạn cần biết về căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Những cách phòng bệnh ung thư đầu cổ bạn nhất định phải biết

8 điều bạn cần biết về bệnh u lympho

Sưng hạch bạch huyết mà không liên quan tới các bệnh nhiễm trùng thì cần cảnh giác bởi nó là một trong những dấu hiệu của u lympho.

U lympho bắt đầu trong tế bào bạch huyết của cơ thể (bạch huyết bào). Tế bào lympho thường có hai loại tế bào: tế bào lympho B (tế bào B), tạo ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, và tế bào lympho T (tế bào T), giúp tiêu diệt các vi khuẩn và tế bào khối u, kiểm soát hệ thống miễn dịch. Tế bào lympho được tìm thấy trong các cơ quan và mô khác nhau của hệ thống miễn dịch, bao gồm các hạch bạch huyết (các phân mô nhỏ nằm rải rác khắp cơ thể), tủy xương, tuyến ức, lá lách, amidan, và mô bạch huyết trong đường tiêu hóa của bạn.
Có nhiều dạng ung thư hạch không Hodgkin khác nhau.  U lymphoma tế bào B là dạng phổ biến nhất và chiếm khoảng 85% trong tất cả các trường hợp. Hầu hết các trường hợp u lympho không Hodgkin phát triển chậm, và một số dạng có thể chữa khỏi, trong khi đó tất cả các loại có thể điều trị được.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh u lympho, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như gia đình có người từng mắc bệnh này hoặc bệnh tự miễn dịch; bệnh nhân cấy ghép nội tạng, người bị nhiễm virus như Epstein-Barr, HIV , HTLV-1, và viêm gan C cũng có nguy cơ. Bên cạnh đó, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân bón và các dung môi hữu cơ (như benzene) là những yếu tố nguy cơ môi trường.

8 điều bạn cần biết về bệnh u lympho

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp ngăn ngừa ung thư da

Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm… là những triệu chứng thường gặp của u lympho.

Triệu chứng của u lympho khá giống với các bệnh khác, bao gồm sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, khó thở, đau ngực, giảm cân, mệt mỏi toàn cơ thể, sưng hạch bạch huyết…
Chưa có xét nghiệm sàng lọc nào có hiệu quả để phát hiện sớm u lympho. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, sinh thiết tủy xương…
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh ung thư hạch và giai đoạn bệnh. Các phương pháp điều trị chính là: hóa trị, bức xạ, liệu pháp miễn dịch, phương pháp nhắm mục tiêu. Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả, người bệnh có thể cần cấy ghép tế bào gốc. Hiện nay, các loại thuốc uống đang được sử dụng thay cho hóa trị và xạ trị, điều này khiến cho việc điều trị dễ dàng hơn, đặc biệt đối với những người bị u lymphô mạn ​​tính, họ có thể vừa điều trị vừa tiếp tục cuộc sống của mình một cách thuận tiện hơn.
Tiên lượng sống cho u lympho Hodgkin là rất tốt, tỷ lệ sống cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị đạt trên 80% đối với người lớn, và hơn 90% đối với trẻ em. Với u lympho không Hodgkin, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 69%, và lên tới 90% đối với trẻ em. Tỷ lệ sống tương đối sau 10 năm là 59%. Việc bổ sung thêm các liệu pháp miễn dịch có thể cải thiện thêm tỷ lệ sống cho người bệnh.
Nếu bạn bị chẩn đoán mắc u lymphoma, đừng hoảng sợ. Có rất nhiều loại u lympho khác nhau, tiên lượng và điều trị cũng khác nhau giữa mỗi loại. Một số loại u lympho không cần điều trị ngay, trong khi đó có một số loại cần điều trị khẩn cấp. Điều quan trọng là cần tìm bác sĩ giỏi và bệnh viện uy tín để chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *