Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp

Các bệnh về phổi khá phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em hay người lớn. Lao phổi, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những bệnh nguy hiểm gặp ở phổi bạn cần cảnh giác.

Bạn đang đọc: Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp

Các bệnh về phổi là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý về hô hấp liên quan đến phổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết được các bệnh về phổi cùng các biểu hiện của chúng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong thăm khám sớm.

Tham khảo: ung thư phổi giai đoạn đầu

Các bệnh phổ biến ở phổi

1. Lao phổi

Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp

Ho ra máu là triệu chứng dễ gặp ở nhiều bệnh về phổi

Bệnh lao được chia thành hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi trong đó lao phổi là thể lao thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% ca mắc.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lao phổi, chủ yếu do nhiễm một loại vi khuẩn có tên Mycobacterim tuberculosis. Đây là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp nên cực kì nguy hiểm. Ngoài nguyên nhân chính trên, môi trường ô nhiễm, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ẩm ướt hay tiếp xúc với người bệnh cũng làm cho lao phổi phát triển và gây bệnh.

Biểu hiện bệnh lao phổi cũng rất đa dạng, tùy thuộc từng trường hợp. Một số triệu chứng phổ biến gặp ở bệnh nhân lao phổi là ho, ho ra máu, đau tức ngực, khó thở, gầy, sút cân, sốt cao, ra nhiều mồ hôi…

2. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút, nấm hay kí sinh trùng. Khi cơ thể gặp một số vấn đề về suy dinh dưỡng, khả năng bảo vệ thấp hơn khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh hơn.

Một số triệu chứng của viêm phổi khá tương đồng với một số bệnh đường hô hấp từ phổi khác như ho, sốt, cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi…

3. Phổi tắc nghẽn mạn tính

Phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục do viêm mạn tính đường thở. Phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.

Nguyên nhân dẫn đến phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu đến từ một số yếu tố tác động bên ngoài như bụi, hóa chất công nghiệp, nhiễm trùng hô hấp, khói thuốc lá…

Ho, khạc đờm, khó thở là 3 triệu chứng bệnh điển hình ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

4. Ung thư phổi

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng u phổi lành tính

Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp

Ung thư phổi phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới Việt Nam và thứ ba ở nữ giới

Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm đứng đầu về tỷ lệ mắc các bệnh ung thư ở nam giới Việt Nam và đứng thứ ba ở nữ giới. Nguyên nhân chính gây ung thư phổi được xác định là do khói thuốc lá khi đây là yếu tố có liên quan đến trên 80% ca tử vong do bệnh ung thư phổi. Tại Việt Nam, khoảng trên 90% ca mắc ung thư phổi có hút thuốc hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Ngoài khói thuốc lá, tiếp xúc với khí radon, môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không đảm bảo chứa asen, từng xạ trị vùng ngực, tiền sử gia đình có người mắc bệnh cũng là những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng ung thư phổi có thể khác nhau ở mỗi giai đoạn. Một số triệu chứng bệnh có thể gặp là đau tức vùng ngực dữ dội, ho ra máu, khạc đờm có máu, khó thở… Ở giai đoạn muộn, khi ung thư di căn, người bệnh còn có nhiều biểu hiện nguy hiểm như sưng bụng, vàng da mắt, đau đầu, mất kiểm soát, đau xương…

Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp

>>>>>Xem thêm: Những thông tin hữu ích về phẫu thuật cười hở lợi giá bao nhiêu

TS. BS Lim Hong Liang, thành viên Hirpj hội Nghiên cứu Quốc tế Ung htư phổi hợp tác với Bệnh viện Thu Cúc trong điều trị ung thư

Nhìn chung, so với các bệnh ung thư khác, ung thư phổi có tiên lượng sống không cao bằng. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm với phác đồ tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống.

Điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, loại ung thư… Một số phương pháp thường được chỉ định là phẫu thuật, xạ trị liệu, hóa trị, điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu, chiếu xạ sọ dự phòng.

Các bệnh về phổi rất nguy hiểm. Ngay khi có bất kì triệu chứng bất thường nào, dù là thay đổi rất nhỏ ở đường hô hấp, đừng chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *