Những điều cần biết về tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già

Suy giảm trí nhớ tuổi già là căn bệnh khá phổ biến và tiềm ẩn nguy hiểm khó đoán. Hiện trên thế giới có khoảng hơn 8 triệu người mắc phải tình trạng này. Bệnh nếu không được chú ý điều trị sớm sẽ chứa cả các nguy hiểm tiềm ẩn cho những người xung quanh. Vậy bệnh lý này là gì? Xảy ra do những nguyên nhân nào và có dấu hiệu ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn thêm thông tin xoay quanh vấn đề này.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già

1. Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ (tên tiếng anh là Dementia) hay còn được biết đến là chứng hay quên. Đây chính là tình trạng kém dần của trí nhớ do sự suy yếu của não bộ.

Thời gian đầu, người bệnh đa phần sẽ quên một số việc vừa xảy ra (như: đóng cửa, gửi mail, gửi đồ, quên chìa khóa,…). Tuy nhiên càng về sau, tình trạng bệnh ngày một nặng hơn làm giảm hiệu suất trong công việc, học tập. Đặc biệt một vài trường hợp có thể quên cả người thân trong gia đình, quên đường về nhà thậm chí sa sút trí tuệ.

2. Các dấu hiệu nhận biết và đối tượng của bệnh lý

Theo số liệu riêng ở Việt Nam, cứ khoảng 3 giây sẽ có một người Việt bị mắc suy giảm trí nhớ. Cứ 50% người mắc suy giảm trí nhớ khoảng 3 năm sau sẽ thành sa sút trí tuệ. Nếu không được quan tâm và điều trị sớm có thể xảy ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cả cho những người xung quanh bệnh nhân. Cùng tìm hiểu xem: đối tượng chính của bệnh là những ai và bệnh lý có những dấu hiệu nào?

2.1. Đối tượng chính của suy giảm trí nhớ tuổi già

Suy giảm trí nhớ là tình trạng gặp nhiều nhất ở người cao tuổi. Bởi ở độ này, các tế bào thần kinh sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian.

Những điều cần biết về tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già

Người cao tuổi – đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc suy giảm trí nhớ.

Tuy nhiên, theo những số liệu thống kê cho thấy hiện nay tình trạng này cũng đang dần một trẻ hóa. Mọi người thường đùa nhau đó là bệnh “não cá vàng”. Một vài thông kê cung cấp thì có đến 83% người có độ tuổi dưới 45 hay than phiền về tình trạng này. Trong khi đó có tới 30% là dưới 30 tuổi và khoảng 50-60% từ 30-45 tuổi. Với người trẻ thì có 2 nhóm chính thường mắc phải tình trạng này là: nhân viên văn phòng và phụ nữ sau sinh.

2.2. Các dấu hiệu của suy giảm trí nhớ tuổi già

Những dấu hiệu thường gặp ở người già mắc chứng suy giảm trí nhớ:

– Thời gian đầu, lúc nhớ lúc quên và thường là giảm trí nhớ ngắn hạn.

– Giảm khả năng tính toán, suy luận, sáng tạo và lập kế hoạch.

– Giảm thiểu khả năng nhận thức về thời gian và không gian.

– Xuất hiện dấu hiệu nói vòng vo, loạn ngôn, khó nói, viết sai.

– Dần dần không nhận ra và phân biệt được người thân hay các đồ vật quen thuộc.

– Khó khăn trong quá trình ăn uống và cả vệ sinh cá nhân.

– Dần thu hẹp khoảng cách, ngại tiếp xúc với mọi người.

– Cảm xúc bị hỗn loạn và thay đổi.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

Những điều cần biết về tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già

Chứng suy giảm trí nhớ tuổi già dễ gây cáu gắt.

– Xuất hiện sự biến đổi về nhân cách, dễ bị kích động, có các hành vi cử động không đúng, hay đi lang thang thẫn thờ.

– Hạn chế khả năng phán đoán và đưa ra quyết định.

– Lú lẫn về cả vị trí mình ở và cần tới.

3. Nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ ở người già

– Suy giảm do tuổi tác: vì cơ thể con người sẽ ngày một lão hóa dần. Thông thường từ sau tuổi 25, cơ thể chúng ta sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không thể phục hồi. Quá trình này đặc biệt nhanh hơn ở độ tuổi ngoài 60. Vì vậy trong trường hợp bị mắc suy giảm trí nhớ và không được giám sát thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng lãng quên hoàn toàn.

– Suy giảm trí nhớ do bệnh lý: một vài ghi nhận cho thấy tình trạng này chủ yếu do: viêm não, tai biến mạch máu não, Alzheimer,… gây ra. Tình trạng suy giảm ngắn hay dài còn tùy thuộc vào từng loại bệnh và từng cá nhân khác nhau.

– Do sử dụng quá nhiều các loại thuốc chữa bệnh. Không ít trường hợp suy giảm trí nhớ xuất hiện là do người cao tuổi bị mắc các bệnh nền. Ngoài ra cũng có thể do sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc điều trị bệnh khi dùng kéo dài sẽ xuất hiện các tác dụng phụ khiến suy giảm trí nhớ.

4. Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Nếu được chú ý và phát hiện bệnh sớm, người thân có thể đưa bệnh nhân đến các khoa nội thần kinh để thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Ngoài ra bác sĩ có thể xác định được cả nguyên nhân dẫn tới bệnh. Điều này giúp đưa ra phương hướng và phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh mà người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Ngoài việc điều trị theo các chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo:

– Chế độ ăn uống đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết. Xây dựng chế độ phù hợp là điều vô cùng quan trọng trong cải thiện bệnh. Não bộ cần được cung cấp đủ: protein, vitamin và khoáng chất. Những người thiếu vitamin B1 trầm trọng dễ gây ra rối loạn thần kinh. Với người lớn cần: tối đa 1,2mg.

– Giải tỏa căng thẳng và cần được nghỉ ngơi hợp lý.

Người bệnh có thể tăng cường áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện trí não và tập luyện ghi nhớ. Các hoạt động được khuyến khích ví dụ như:

– Tăng cường rèn luyện về tư duy. Cần thường xuyên duy trì các hoạt động để não bộ hoạt động, tư duy. Các nghiên cứu đã chứng minh, những người làm công việc trí óc thường xuyên sẽ giảm được tới 50% nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới trí óc.

Những điều cần biết về tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già

>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Các trò chơi tăng cường tuy duy cho não bộ với người cao tuổi

– Liệt kê các công việc cần làm cụ thể theo ngày.

– Xây dựng các thói quen: để đồ, chìa khóa,… ở một vị trí nhất định.

– Lưu giữ các hình ảnh, thông tin cần thiết bằng cách viết sổ.

– Thường xuyên rèn luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng. Điều này hỗ trợ tuần hoàn máu, hô hấp và tăng oxy lên não.

Tóm lại, từ những thông tin cung cấp trên cho thấy, suy giảm trí nhớ là tình trạng thường gặp với người cao tuổi. Khi già đi những thay đổi diễn ra trong não bộ dần bị lão hóa và gặp nhiều vấn đề nguy hiểm. Vì vậy người thân cần chú ý, quan tâm tới bệnh nhân để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *