Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại

Vượt qua “cửa tử” do tai biến mạch máu não tạo ra chưa hẳn đã là giải thoát. Nhiều người hiện đang phải chung sống khổ sở với hàng loạt di chứng tai biến mạch máu não để lại. Cùng tìm hiểu những khó khăn của người bệnh sau cuộc chiến với bệnh tai biến mạch máu não. 

Bạn đang đọc: Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại

1. Những khó khăn khi chung sống với di chứng tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao lên tới khoảng 50%. Nếu người bệnh may mắn sống sót sau cơn tai biến mạch máu não, thì rất nhiều người trong số đó phải đang vật lộn với các di chứng mà căn bệnh này gây ra.

1.1 Khó khăn khi di chuyển, vận động do di chứng tai biến mạch máu não

Liệt vận động là di chứng tai biến mạch máu não thường gặp nhất, chiếm gần 90% số người sống sót sau tai biến.

Sau tai biến người bệnh sẽ gặp khó khăn lúc trở mình khi nằm trên giường; khó khăn khi thay đổi tư thế do yếu hoặc liệt nửa bên người. Kể cả với người không bị liệt hẳn nửa người thì đi lại sẽ vẫn gặp khó khăn. Nguyên nhân là do rối loạn thăng bằng hoặc mất cảm giác nửa người bên bị liệt.

Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi lăn người hai bên. Khó tự ngồi dậy. Khó khăn khi đứng dậy và đi lại. Khó khăn khi di chuyển và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, do cử động tay thân mình gặp khó khăn.

Nếu bị nặng, ngay cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tắm giặt,.. người bệnh cũng sẽ gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ từ người khác.

Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại

Liệt vận động chiếm gần 90% số người sống sót sau tai biến.

1.2 Co cứng, co rút cơ, biến dạng khớp

Sau tai biến mạch máu não người bệnh có thể bị co cứng cơ ngay cả khi nghỉ ngơi, cản trở vận động bình thường. Có thể phát hiện điều này bằng cách nắn cơ bắp người bệnh thấy rắn chắc hơn bình thường.

Đối với bệnh nhân bị liệt nửa người sau một thời gian dài khoảng vài tháng, thường bị co cứng cơ. Khi cử động chi bên liệt có cảm giác như bị cản lại, không thể cử động được.

Cụ thể:

Các cơ ở bên liệt bị co cứng và co ngắn hơn so với bên không bị liệt. Nên cổ và thân mình của người bệnh bị ngả sang bên liệt.

Tay bên liệt cũng bị co cứng các cơ gập, khép và xoay trong nên khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay, bàn tay bị gập và khép vào trong.

Hông bên bị liệt khi đi lại thường kéo cao hơn so với bên không bị liệt.

Khớp háng, khớp gối và cổ chân bên liệt bị duỗi ra, do đó người bệnh có cảm giác phần chân bên liệt dài hơn nên khi đi hông bên liệt buộc phải nhấc cao hơn.

Tình trạng co cứng cơ kéo dài dễ chuyển thành co rút. Các cơ và mô mềm co ngắn lại làm hạn chế vận động của khớp, đau khi cử động. Các cơ hay bị co rút là cơ gấp ở tay, cơ duỗi ở chân.

Cơ bị co cứng, sau đó co rút, làm hạn chế khả năng vận động của khớp ở bên bị liệt. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ gây cứng khớp. Thường các khớp bị cứng đầu tiên như khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân.

Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì và nên ăn gì?

Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại

Bệnh nhân bị liệt nửa người sau một thời gian dài khoảng vài tháng, thường bị co cứng cơ

3. Hạn chế khi giao tiếp do di chứng tai biến mạch máu não gây ra

Theo thống kê có khoảng 25-30% người bị liệt nửa người sau đột quỵ gặp khó khăn về giao tiếp. Với biểu hiện cụ thể là: nói khó, nói không rõ tiếng, thất ngôn.

Khả năng hiểu lời nói lúc này bị kém đi, người bệnh thường phải được nói đi nói lại nhiều lần mới hiểu.

Khả năng diễn đạt bằng lời nói cũng kém.

Khả năng đọc và viết của người bị tai biến mạch máu não giảm hẳn đi.

4. Gánh nặng về tâm lý và kinh tế

Không chỉ người nhà người bị tai biến mạch máu não phải chịu vất vả khi phải chăm sóc và gánh vác phần việc của người bị tai biến. Mà ngay cả người bệnh cũng đang phải tranh đấu với bản thân rất nhiều bởi:

Họ không thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày, mà đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác như ăn uống, đánh răng, tắm giặt, thay quần áo, đi vệ sinh,…

Công việc mà trước giờ họ đang làm giờ không thể tiếp tục, dồn gánh nặng và trách nhiệm lên vai người khác.

Do đó, nhiều người sau tai biến mạch máu não rơi vào trầm cảm, lo âu. Một số khác lại có tâm lý chán nản, ì trệ, ỉ lại chờ đợi sự chăm sóc của người khác hoặc không tham gia và tập luyện để phục hồi di chứng tai biến mạch máu não.

Khổ sở vì di chứng tai biến mạch máu não để lại

>>>>>Xem thêm: 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ và cách phòng tránh 

Nhiều người sau tai biến mạch máu não rơi vào trầm cảm, lo âu,…

2. Phòng bệnh tai biến mạch máu não hơn chữa bệnh

Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp tai biến mạch máu não xảy ra ở nam giới. Và chủ yếu là do nguyên nhân thiếu máu não, nên có thể phòng ngừa trước qua thăm khám với bác sĩ và chụp cộng hưởng từ MRI sọ não – mạch não.

Biện pháp phòng ngừa là bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ nội thần kinh, đặc biệt là nếu thuộc các đối tượng sau:

– Tiền sử gia đình có người bị tai biến mạch máu não.

– Mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh lý về mạch máu não và sọ não,…

– Mỡ máu cao

– Thường xuyên phải sử dụng bia rượu,…

– Hay bị đau đầu, chóng mặt,…

– Đã từng bị tai biến mạch máu não

Bên cạnh đó bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

Tập luyện các bài tập phù hợp với sức khỏe. Đặc biệt là với những người có sẵn bệnh nền cần lựa chọn những bài tập phù hợp, không tập quá sức.

Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.

Nếu có điều kiện, bạn nên chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ bằng chụp cộng hưởng từ MRI. Bởi đây được xem là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến và ưu việt nhất giúp tầm soát sớm bệnh tai biến mạch máu não.

Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ là: Độ phân giải cao. Có thể quan sát 3 mặt phẳng: ngang, đứng dọc, đứng ngang. Xác định chính xác vị trí, kích thước và sự biến đổi cấu trúc khối u hoặc các tổn thương. Dự đoán bản chất và đánh giá xâm lấn của tổn thương tới cơ quan lân cận. Đánh giá dòng chảy mạch máu, tái tạo dưới dạng không gian đa chiều.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *