Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

Bị thiếu máu não là tình trạng ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, giảm trí nhớ và một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não… Để hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, cùng theo dõi bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

1. Tổng quan về bệnh thiếu máu não

1.1. Thiếu máu não là bệnh lý gì?

Thiếu máu não là tình trạng máu lên não không đủ khiến cho tế bào não không được cung cấp đầy đủ oxy cũng như các dưỡng chất cần thiết. Vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh trung ương, khiến hệ cơ quan này không đủ năng lượng để thực hiện đầy đủ chức năng.

Người bị thiếu máu não ban đầu thường không phát hiện ra bệnh vì các triệu chứng thường đều nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh tiền đình. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, ù tai …

Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

Đau đầu, chóng mặt, ù tai là triệu chứng mà các bệnh nhân đều gặp phải

1.2. Nhóm nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não

Thiếu máu lên não xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó 80% là do xơ vữa động mạch gây ra. Các mảng xơ vữa tích tụ làm hẹp lòng mạch và làm cho máu khó lưu thông qua khu vực tắc hẹp bởi tình trạng xơ vữa.

Bên cạnh đó, thiếu máu lên não còn do một số nguyên nhân khác như:

– Tăng huyết áp: khi thành mạch bị giãn gây ra các tổn thương làm phình mạch, chảy máu não và hình thành các cục máu đông làm cản trở sự lưu thông máu lên não.

– Các bệnh lý liên quan tới tim mạch cũng là yếu tố tác động khiến khả năng bơm máu lên não bị ảnh hưởng và gây tình trạng thiếu máu cho não.

– Các bệnh lý cột sống, đốt sống cổ cũng gây chèn ép mạch máu khiến cho lượng máu đưa lên não bị thiếu hụt và gây nên bệnh lý thiếu máu não.

Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân sau đây:

– Cơ thể căng thẳng, lo lắng, bồn chồn trong thời gian dài.

– Chế độ ăn nhiều chất béo và dầu mỡ, thiếu hụt các nhóm chất xơ.

– Khi ngủ hay kê cao gối.

– Lối sống ít vận động, không tập thể dục.

– Lao động trí óc cường độ cao, làm việc liên tục với máy tính, điện thoại.

– Thói quen lạm dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá …

2. Cần làm gì khi bị thiếu máu lên não?

Thiếu máu não là bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong trong top 3 cùng với ung thư và bệnh tim mạch. Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh này lại có triệu chứng như mệt mỏi thông thường khiến người bệnh lơ là. Bệnh sẽ chuyển biến xấu nếu như không được kiểm soát sớm.

Thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống là những biện pháp cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh không chỉ tình trạng thiếu máu lên não mà còn các bệnh lý khác.

2.1. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cải thiện tình trạng bị thiếu máu não

Để có một hệ thần kinh, tim mạch và hệ tuần hoàn khỏe mạnh, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những bệnh nhân bị thiếu máu não cần chú ý bổ sung các loại dinh dưỡng sau vào thực đơn hàng ngày:

– Bổ sung sắt: thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng chất lượng máu đi nuôi não và toàn bộ cơ thể. Sắt có nhiều trong rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô, đỗ, ngao, cá biển, thịt gia cầm bỏ da, bí đỏ.

– Bổ sung nhóm thực phẩm chứa vitamin B12 và acid folic có trong ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu, sữa, nấm.

– Bổ sung vitamin C từ nhóm trái cây và rau xanh như cam, ổi, dâu tây, rau cải xoong, bắp cải …

Ngoài ra nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, thức ăn nhanh, bánh ngọt, nội tạng…; hạn chế mì chính, chất phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu. Đặc biệt nói không với các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và thuốc lá.

Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

Rau củ quả là nhóm chất tốt cho não bộ và cơ thể

2.2. Phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo âu

Tâm lý căng thẳng, áp lực, lo âu ảnh hưởng lớn đến tim và não. Vì vậy khi cơ thể lo lắng, bực tức, tình trạng thiếu máu lên não nghiêm trọng hơn và đi kèm một số triệu chứng như nhức đầu, choáng váng có thể dẫn đến đột quỵ.

Người bị thiếu máu lên não cần để cơ thể nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức. Đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm.

Hạn chế sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Với nhân viên văn phòng cần có khoảng thời gian nghỉ trong thời gian làm việc, có thể ra ngoài hít thở không khí hoặc đi lại nhẹ nhàng.

Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn lên não, dễ gặp ở người cao tuổi và có bệnh lý tim mạch, mạch máu

2.4. Thăm khám sức khỏe đều đặn để điều trị sớm nếu bị thiếu máu não

Thiếu máu lên não tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh ví dụ như thiếu máu đột ngột, đột quỵ, suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng não bộ. Vì thế việc khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết để kiểm tra tổng quát cũng như phát hiện bệnh, mức độ bệnh và loại bỏ nguy cơ tiềm tàng.

3. Các phương pháp điều trị cho người bị thiếu máu não

Sử dụng thuốc điều trị và các sản phẩm hỗ trợ máu lưu thông lên não dễ dàng theo đúng chỉ định của bác sĩ là phương pháp điều trị thiếu máu não chủ yếu hiện nay. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa được thăm khám cụ thể. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị thiếu máu não hiện nay là:

– Thuốc giúp tăng tuần hoàn não: Cinnarizin, Nimodipine, Flunarizine; Cerebrolysin; Ginkgo biloba …

– Thuốc điều trị nguyên nhân và ngăn ngừa biến chứng như thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều chỉnh rối loạn đường máu.

– Thuốc cung cấp dinh dưỡng cho não bộ như vitamin, khoáng chất.

Phẫu thuật được chỉ định với những trường hợp đặc biệt là những bệnh nhân thiếu máu lên não do xơ vữa động mạch mảnh, độ hẹp lớn cần phẫu thuật để khơi thông.

Mỗi tình trạng bệnh sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau, liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.


Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?


Tìm hiểu thêm: Liệt dây thần kinh số 6 phải làm sao

Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

Chia sẻ: Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?
Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não? Từ khóa: Thiếu máu lên nãothiếu máu não

Cần làm gì khi phát hiện bị thiếu máu não?

>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu kéo dài và những câu hỏi thường gặp


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *