Những điều cần biết về bệnh viêm khớp cấp 

Viêm khớp cấp không chỉ gây ra những cơn đau cứng khớp tức thời, mà còn để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu bạn coi thường. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm khớp cấp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh viêm khớp cấp 

1. Bạn có biết viêm khớp nghĩa là gì?

Viêm khớp là một nhóm tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương. Các tình trạng này gây tổn hại cho khớp xương, thường dẫn đến đau nhức và cứng nhắc. Viêm khớp cấp thường diễn ra trong một thời gian ngắn, các triệu chứng đến đột ngột và rầm rộ hơn. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác nhau của các khớp và khớp xương trên cơ thể.

2. Ai dễ bị viêm khớp?

Ai cũng có thể bị viêm khớp, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều người cho rằng viêm khớp là việc bình thường đối với tuổi già. Điều này không đúng. Thực ra hai trong số ba người bị viêm khớp tuổi từ 15 đến 60 tuổi. Chứng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến mọi người từ tất cả các nguồn gốc, tuổi tác và lối sống.

3. Viêm khớp cấp có những triệu chứng gì?

Chứng viêm khớp ảnh hưởng theo nhiều lối khác nhau nhưng các triệu chứng thông thường là:

– đau

– cứng nhắc khớp xương (giảm thiểu việc chuyển động)

– sưng khớp

– đỏ và ấm nơi khớp xương

Các triệu chứng tổng quát đi kèm, chẳng hạn như mệt mỏi, sút cân hoặc cảm thấy không khỏe.

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp cấp 

Các biểu hiện viêm khớp cấp

4. Các dạng khác nhau của chứng viêm khớp?

Có hơn 100 dạng viêm khớp. Mỗi loại viêm khớp ảnh hưởng đến quý vị và khớp xương của quý vị theo nhiều cách khác nhau. Vài dạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, như mắt, da và phổi. Các dạng thông thường nhất của chứng viêm khớp là:

4.1 Viêm xương khớp (OA)

Gây ảnh hưởng tới toàn bộ khớp xương, bao gồm xương, sụn, dây chằng, bắp thịt.

Viêm xương khớp có thể gồm có:

– Sự viêm của mô quanh khớp

– Tổn thương sụn khớp (sụn khớp là lớp nệm bảo vệ các đầu xương giúp cho khớp cử động trơn tru)

– Những mấu xương lồi lên chung quanh bờ các đầu xương

– Thoái hóa của các dây chằng (các dãy băng giữa các khớp với nhau) hay gân (dây nối bắp thịt với xương).

Viêm xương khớp có thể làm ảnh hưởng tới bất cứ khớp xương nào, nhưng thường xảy ra ở đầu gối, hông, khớp ngón tay và ngón chân cái. Viêm xương khớp có thể xảy ra mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi hay ở những người từng bị chấn thương khớp.

Đây không phải loãng xương (loãng xương là tình trạng xương bị giòn, xốp hơn bình thường làm cho xương dễ bị gãy).

4.2 Viêm khớp dạng thấp (RA)

Đây là bệnh tự miễn, thường gặp, gây đau và sưng khớp. Chức năng bình thường của hệ thống miễn nhiễm của cơ thể là chống trả các nhiễm trùng nhằm giúp cho cơ thể được khỏe mạnh. Trong bệnh miễn nhiễm tự động, hệ thống miễn nhiễm của quý vị khởi sự tấn công các mô tế bào khỏe mạnh của bạn. Hệ miễn dịch tấn công lớp lót của các khớp xương, gây ra viêm, đau, sưng và tổn hại khớp xương. RA thường ảnh hưởng các khớp xương nhỏ, như khớp xương tay chân. Tuy nhiên, những khớp lớn hơn như khớp hông, khớp đầu gối cũng có thể bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu thêm: Hay mất ngủ về đêm coi chừng bệnh tuyến giáp

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp cấp 

Biến chứng khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra.

4.3 Bệnh gút thống phong

Là tình trạng gây ảnh hưởng đến các khớp. những tinh thể nhỏ hình thành chung quanh và trong khớp, gây nên viêm, đau và sưng khớp. Những tinh thể này được hình thành từ một trong các chất thải thường gặp của cơ thể, là axít uric. Thông thường, cơ thể tự thải axít uric thặng dư qua thận và bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, ở người bị bệnh gút thống phong, cách thải chất này thực hiện không đủ nhanh. Điều này làm cho mức axít uric tích tụ dần trong cơ thể và hình thành tinh thể.

5. Nguyên nhân gây ra cơn đau khớp

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng không phải tất cả các cơn đau của bắp thịt và khớp xương đều do viêm khớp mà ra. Đau có thể do chấn thương hay do hoạt động xương khớp quá mức một cách khác thường (thí dụ, chơi một môn thể thao mới hay khuân vác những thùng nặng).

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy xuất hiện triệu chứng đau và cứng khớp:

– bắt đầu không do một nguyên nhân rõ ràng

– kéo dài hơn một vài ngày

– khớp bị sưng, đỏ và nóng.

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng và khám các khớp xương. Ngoài ra có thể làm một số xét nghiệm hoặc quang tuyến X, nhưng những việc này có thể bình thường trong giai đoạn đầu của chứng viêm khớp. Có thể cần đến vài lần gặp trước khi bác sĩ có thể cho biết bạn bị viêm khớp loại gì. Điều này là vì một số loại viêm khớp có thể khó được chẩn đoán trong giai đoạn sớm. Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ làm rất tốt điều này.

6. Viêm khớp có chữa dứt điểm được không?

Thông thường, hầu hết các loại viêm khớp đều không chữa dứt được. Viêm khớp cấp diễn ra nhanh chóng rồi qua đi, nhưng không hẳn là bệnh đã khỏi. Trong khi có nhiều cách trị liệu giúp kiềm chế triệu chứng một cách hữu hiệu, bạn nên cảnh giác đối với những sản phẩm hay cách trị liệu tự nhận là sẽ chữa khỏi viêm khớp.

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp cấp 

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình: ai dễ mắc?

Hầu hết các loại viêm khớp đều không chữa dứt được, nhưng cần điều trị để ngăn biến chứng nguy hiểm.

7. Sống chung với bệnh viêm khớp bằng cách nào?

Có nhiều cách đơn giản mà bạn có thể làm để sống tốt đẹp với chứng viêm khớp:

– tìm hiểu về loại viêm khớp đang ảnh hưởng đến mình và về các chọn lựa chữa trị

– giữ vận động: giữ cho khớp xương vận động và cơ bắp mạnh mẽ

– học hỏi cách thức để kiềm chế đau nhức: có nhiều cách bạn có thể làm để đối phó với đau nhức

– kiềm chế mệt mỏi: học cách quân bình giữa việc nghỉ ngơi và các sinh hoạt bình thường

– giữ thể trọng lành mạnh: không có chế độ ăn uống nào có thể chữa khỏi chứng viêm khớp nhưng một chế độ ăn uống quân bình là điều tốt nhất cho sức khỏe tổng quát của bạn• chăm sóc và bảo vệ khớp xương của bạn: tìm hiểu về dụng cụ và đồ dùng nhằm giúp làm công việc dễ hơn

– nhận biết về cảm xúc của mình và tìm hỗ trợ: hiện giờ không có cách gì chữa khỏi viêm khớp nên lẽ đương nhiên là bạn cảm thấy sợ hãi, thất vọng, buồn bã và đôi khi giận dữ.

Hãy nhận biết về các cảm xúc này và tìm giúp đỡ nếu chúng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *