Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não, làm cho tế bào não thiếu oxy và chết đi. Biến chứng tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc: Biến chứng tai biến mạch máu não ai cũng cần biết
1. Phân loại bệnh tai biến mạch máu não
1.1. Hiểu đúng về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) được xem là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao thứ 2 tại Việt Nam và thuộc top 10 trên thế giới. Đột quỵ não là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không do chấn thương sọ não.
Khi các mao mạch vỡ, tắc nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng tế bào não thiếu hụt oxy, dưỡng chất nên bắt đầu chết dần. Thời gian càng lâu, các tế bào não chết đi càng nhiều khiến bệnh nhân gặp các tổn thương nặng nề, thậm chí tử vong.
1.2. Tai biến mạch máu não được phân nhóm như thế nào?
Có 2 nhóm tai biến mạch máu não: tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tai biến mạch máu não do xuất huyết não.
– Tai biến mạch máu não do thiếu máu não: có đến khoảng 80% các ca đột quỵ não xuất phát từ nguyên nhân thiếu máu cục bộ ở não. Hậu quả là lưu lượng máu lên não bị giảm hoặc tắc khiến không đáp ứng đủ lượng máu đi nuôi tế bào não và dẫn đến tình trạng tế bào não bị hoại tử. Trong thời gian 3 – 6 tiếng tiếng kể từ khi người bệnh có dấu hiệu của tai biến, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
– Tai biến mạch máu não do xuất huyết não: dạng tai biến này chiếm tỷ lệ 20% trên tổng số ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não gây ra tình trạng phù não và tăng áp lực các mô xung quanh. Kết quả là tế bào não sẽ dần chết đi và gây vỡ mạch não. Đột quỵ não do xuất huyết não nguy hiểm hơn vì chỉ trong vài phút người bệnh có thể tử vong. Vì vậy yêu cầu phải cấp cứu nhanh và kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ người bệnh tử vong do xuất huyết não thường cao hơn rất nhiều.
Bệnh được phân loại thành 2 nhóm, dựa trên nguyên nhân gây đột quỵ não
2. Các biến chứng tai biến mạch máu não phổ biến
2.1. Liệt vận động là một trong các biến chứng tai biến mạch máu não
Theo thống kê, sau đột quỵ có khoảng 90% người bị liệt vận động bao gồm liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh trong việc sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân liệt trong thời gian dài gây ra một số biến chứng khác như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi… thậm chí tử vong.
Sau đột quỵ, người bệnh cần tập phục hồi chức năng để tuần hoàn không bị ứ trệ, phòng tránh cứng khớp, giúp cho cơ lực khỏe hơn, nhanh hồi phục.
Tìm hiểu thêm: Cải thiện tình trạng mất ngủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Liệt vận động là một trong những di chứng nặng nề khi bị đột quỵ não
2.2. Rối loạn ngôn ngữ cũng là biến chứng tai biến mạch máu não
Bệnh nhân có thể gặp các loại rối loạn ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Biểu hiện của di chứng này là nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó khăn khi diễn đạt câu từ và thậm chí không nói được.
Để khắc phục rối loạn ngôn ngữ sau tai biến não, người thân cần giúp người bệnh học giao tiếp lại, cần kiên trì để kỹ năng này được cải thiện.
2.3. Suy giảm nhận thức
Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh nhân đột quỵ não. Biểu hiện của di chứng rối loạn nhận thức có thể là hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân và không hiểu người khác đang nói gì.
Di chứng này khiến người bệnh không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ nhiều như trước đây.
2.4. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Người bệnh sau đột quỵ thường không thể tự sinh hoạt như bình thường mà cần đến sự chăm sóc của người khác, mắc chứng rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó giao tiếp, sức khỏe suy yếu khiến người bệnh tự ti, suy nghĩ nhiều dễ dẫn đến tình trạng dễ cáu gắt, xúc động, tệ hơn là trầm cảm.
2.5. Rối loạn tiểu tiện
Bệnh nhân tai biến mạch máu não không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng cùng với di chứng rối loạn nhận thức. Vì thế, người nhà cần chú ý chăm sóc, giúp đỡ, đảm bảo vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu đồng thời tạo môi trường sống sạch sẽ, thoải mái cho người bệnh.
3. Các giai đoạn và biểu hiện của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển, bao gồm:
– Giai đoạn đầu: đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, biểu hiện chưa cụ thể và rõ rệt nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
– Giai đoạn quyết định: đây là giai đoạn nặng hơn. Nếu được can thiệp ở giai đoạn này thì người bệnh có khả năng sống sót cao. Tuy nhiên sẽ đối mặt với một số di chứng nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê, liệt nửa người …
– Giai đoạn tiến triển: đây là giai đoạn cuối cùng của người bị tai biến mạch máu não và là giai đoạn nguy hiểm. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì bệnh nhân tai biến có nguy cơ tử vong rất cao. Cho dù được cấp cứu trong giai đoạn này thì tỷ lệ điều trị thành công cũng thấp hơn.
4. Dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não
Nhận biết triệu chứng của đột quỵ để can thiệp kịp thời sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn đồng thời cũng ngăn ngừa các biến chứng tai biến mạch máu não. Đột quỵ não có một số triệu chứng như sau:
– Đau đầu, hoa mắt chóng mặt đi kèm khó chịu mệt mỏi
– Méo một bên miệng hoặc một bên của mặt
– Ù tai, giảm thị lực, mắt mờ
– Rối loạn ngôn ngữ, nói lắp, không thể phát âm rõ chữ
– Tê cứng tay chân, không thể cử động hoặc nhấc tay cao quá khỏi đầu
– Mất thăng bằng, loạng choạng
– Sốt cao, hôn mê sâu
– Nhịp tim đập nhanh bất thường
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ mất ngủ: nguyên nhân và tác hại
Cẩn thận khi đột nhiên bị méo miệng vì đây là biểu hiện cảnh báo bệnh tai biến mạch máu não
5. Các biện pháp hồi phục chức năng sau tai biến mạch máu não
Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng tại bệnh viện, người bệnh có thể tự tập luyện một số bài tập tại nhà để có kết quả hồi phục khả quan. Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ hồi phục vận động dành cho bệnh nhân đột quỵ não:
Bài tập chân
Bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế, cố gắng đưa chân trái lên cao để song song với sàn nhà rồi từ từ hạ xuống. Tiếp tục với chân phải và lặp đi lặp lại động tác với 10 lần mỗi chân.
Xoay người
Bệnh nhân ngồi thẳng, đặt tay phải vào bên ngoài đùi trái sau đó nhẹ nhàng xoay người về bên trái. Sau đó trở lại tư thế bình thường và làm tương tự với bên phải, mỗi bên thực hiện 15 lần.
Bài tập co gối
Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân và từ từ co một chân lên, dùng tay giữ đầu gối và kéo chân về phía ngực. Giữ tư thế trong 5-10 giây, làm tương tự với chân còn lại. Lặp lại động tác 10-15 lần với mỗi chân.
Bài tập cánh tay
Thực hiện giống như đang nâng tạ đơn. Nhưng người bệnh lúc đầu chỉ tập với tay không sau đó tăng dần trọng lượng các vật cầm.
Bài tập vai
Đặt một vật bất kỳ lên bàn, cố gắng duỗi tay hết mức để với lấy chai nước. Thực hiện động tác 5 lần với tay bị liệt.
Bài tập cổ tay
Người bệnh cầm chai nước ở bên tay liệt, sử dụng cổ tay để nâng lên và đặt xuống, lặp lại 10 lần.
Trong quá trình tập cần có sự giám sát và hỗ trợ của người nhà để bảo đảm an toàn. Tất cả bài tập nên tập từ dễ đến khó, tăng mức độ dần dần để người bệnh không thấy chán nản.
Bệnh nhân đột quỵ não nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong. Vì thế tất cả mọi người cần nắm rõ các triệu chứng của tai biến mạch máu não để phòng tránh bệnh hiệu quả. Khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh, cần đến bệnh viện để được thăm khám sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.