Mất ngủ gây suy nhược cơ thể, không đảm bảo được chất lượng công việc hàng ngày và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, vậy mất ngủ nên uống gì và ăn gì?
Bạn đang đọc: Mất ngủ nên uống gì để cải thiện tình trạng bệnh?
1. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng thế nào đến con người?
Mất ngủ là tình trạng ngủ không sâu giấc, khó ngủ, không thể ngủ hoặc ngủ dậy sớm và không thể ngủ lại. Tình trạng mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.
Những tác hại của mất ngủ với con người bao gồm:
– Mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo nên người bệnh không thể tập trung làm việc hay học tập. Vì không được ngủ sâu giấc sau một ngày dài nên cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống.
– Ngủ không ngon khiến tâm trạng trở nên cáu gắt, khó chịu. Tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài khiến người bệnh trầm cảm, u uất.
– Thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng ảo giác, dẫn đến nguy cơ ngủ gật khi đang lái xe. Điều này có thể khiến bản thân người bệnh và những người tham gia giao thông khác gặp nguy hiểm.
– Những người thường xuyên mất ngủ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường type II, bệnh lý tim mạch, bệnh tâm thần …
– Mất ngủ đêm còn ảnh hưởng tới sắc đẹp, khiến da nhăn nheo, nhanh lão hóa, quầng thâm mắt, rụng tóc. Bên cạnh đó việc thức khuya cũng là nguyên nhân gây tình trạng tăng cân quá độ.
2. Gợi ý: Mất ngủ nên uống gì để dễ ngủ và ngủ ngon hơn?
2.1. Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân chứa khoáng chất quan trọng giúp cải thiện giấc ngủ, đó là magie. 1 ly sữa hạnh nhân 237ml chứa gần 17mg magie, nên đây là thức uống rất phù hợp cho người bị mất ngủ. Bên cạnh đó, hạnh nhân cũng là nguồn dưỡng chất tốt cho sức khỏe và nên sử dụng đều đặn.
Sữa hạnh nhân là thức uống mà người bị mất ngủ nên uống đều đặn
2.2. Mất ngủ nên uống gì? – Một ly nước chanh ấm
Nước chanh ấm có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động của đường ruột nên cũng góp phần giúp ngủ ngon hơn. Hàm lượng vitamin C trong quả chanh cũng có công dụng giải tỏa căng thẳng nên giúp người bệnh dễ ngủ hơn.
Người mất ngủ nên uống trước khi ngủ 1-2 tiếng và uống với lượng vừa phải tầm 200 ml. Lưu ý không nên uống loại nước này khi đói vì có thể gây viêm loét dạ dày và các bệnh tiêu hóa khác.
2.3. Trà hoa cúc là thức uống dành cho người bị mất ngủ
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng uống trà hoa cúc liên tục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trà hoa cúc là Apigenin có thể giải tỏa căng thẳng, lo lắng, giúp dễ vào giấc ngủ hơn. Loại trà này dịu nhẹ, dễ tìm thấy nên người mất ngủ có thể yên tâm sử dụng.
2.4. Uống nước dừa tươi cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trong nước dừa tươi chứa nhiều dưỡng chất như magie và kali. Các chất này có công dụng thư giãn cơ bắp và cải thiện chứng mất ngủ. Hàm lượng vitamin B trong nước dừa cũng tạo cảm giác thư thái và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí và điều trị kịp thời bệnh tai biến mạch máu não
Nước dừa cũng là thức uống tốt cho người mất ngủ
2.5. Mất ngủ nên uống gì? – Trà gừng
Trà gừng cũng là một đáp án cho câu hỏi “mất ngủ nên uống gì?” bởi đặc tính ấm, nóng. Trà gừng sẽ làm cơ thể thư giãn, hỗ trợ tiêu hóa vào ban đêm. Một cốc nước gừng ấm nóng sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn.
2.6. Sinh tố chuối
Sinh tố chuối cũng được liệt vào thực đơn ăn uống dành cho người mất ngủ. Vì nó chứa magie và kali, thúc đẩy quá trình thư giãn và giúp người bệnh nhanh chìm vào giấc ngủ. Sinh tố chuối cũng có thể là món ăn vặt lành mạnh vào ban đêm.
2.7. Sữa ấm
Các chuyên gia khuyên rằng nên uống một ly sữa ấm vào buổi tối vì sữa có chứa nhiều Tryptophan. Khi Tryptophan được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành hormone melatonin tự nhiên trong cơ thể, sẽ ngăn chặn tình trạng giấc ngủ bị rối loạn.
2.8. Trà bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất menthol có công dụng giảm triệu chứng đau đầu, giãn cơ, tăng lưu thông tuần hoàn máu và hỗ trợ ngủ ngon. Lấy một nhúm lá bạc hà tươi hoặc khô rửa sạch rồi đem hãm với nước sôi trong 10 phút. Người mất ngủ nên uống khi trà còn ấm vào uống trước khi ngủ sẽ có hiệu quả tốt.
3. Một số lưu ý để nâng cao chất lượng giấc ngủ
– Người bị mất ngủ nên bổ sung các món ăn dễ ngủ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó,… Đồng thời nên tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để cải thiện giấc ngủ.
– Bạn cần duy trì thói quen đi ngủ, thức dậy cùng một giờ, cần tuân thủ nghiêm túc chu kỳ ngủ – thức này để việc cải thiện chất lượng giấc ngủ đạt kết quả tốt.
– Hạn chế tiếp xúc điện thoại, điện tử trước khi ngủ vì ánh sáng xanh phát ra có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trước khi ngủ nên đọc sách, nghe nhạc nhẹ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
– Hạn chế uống cà phê và chiều tối vì có thể dẫn đến việc trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm. Nếu muốn uống cà phê thì bạn nên uống vào buổi sáng để caffein có thể tiêu thụ hết trong ngày.
– Không uống nhiều nước vào chiều tối để tránh phải đi tiểu tiện nhiều lần. Như vậy sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng và làm rối loạn giấc ngủ.
– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo hoặc quá cay vì những loại thực phẩm này khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ gây trào ngược axit. Khi đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và không ngủ ngon được.
– Tập luyện cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Nguy hiểm rình rập do mất ngủ lâu năm
Tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn là lời khuyên dành cho người bị mất ngủ
4. Khi nào người bị mất ngủ cần đến gặp bác sĩ?
Nếu sớm phát hiện và điều trị phù hợp, bệnh mất ngủ có thể cải thiện tích cực và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy vậy, nếu đã áp dụng nhiều cách điều trị mất ngủ nhưng không đem lại hiệu quả thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Không nên chủ quan vì mất ngủ kéo dài sẽ gây kiệt sức và gây ra nhiều hệ lụy khác.
Các loại thuốc chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi sử dụng sai liều lượng. Do đó, tất cả loại thuốc mất ngủ phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý sử dụng vì sẽ làm tình trạng mất ngủ tệ hơn, khiến quá trình điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Hi vọng bài viết trên đây đã giải đáp được băn khoăn “Mất ngủ nên uống gì?” và cung cấp thêm thông tin để bạn đọc có thể cải thiện tình trạng mất ngủ của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.