Rối loạn tiền đình não ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình não nguy hiểm đến tính mạng không?
1. Rối loạn tiền đình não là gì?
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình đảm nhiệm vai trò cân bằng cơ thể, duy trì ổn định trạng thái thăng bằng trong các tư thế, hoạt động, phối hợp các cử động như mắt, tay, chân…
Rối loạn tiền đình não là tình trạng rối loạn quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình. Hiện tượng này xảy ra do dây thần kinh số 8 hay động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương. Lúc này, tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn… Các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần và xuất hiện đột ngột khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình não là tình trạng rối loạn quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình.
2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình não
Dấu hiệu phổ biến nhất là mất thăng bằng cơ thể. Triệu chứng này có tính chất lặp đi lặp lại, khiến người bệnh khó chịu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, rối loạn tiền đình sẽ có những biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau.
2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, choáng váng đầu óc, cơ thể không vững, mất phương hướng. Bên cạnh đó là tình trạng rối loạn thị giác, nhìn mọi thứ quay cuồng, ù tai, khả năng nghe kém…
Ở tình trạng nặng, người bệnh có thể bị điếc tai, nghe tiếng côn trùng kêu trong tai, mất ngủ, không tập trung, nhãn cầu rung giật, tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, nôn mửa…
2.2. Rối loạn tiền đình trung ương
Biểu hiện cụ thể là chóng mặt dữ dội kèm theo cảm giác ù tai, nghe kém, không thể đi thẳng, rung giật nhãn cầu, không thể thực hiện đúng các động tác đơn giản, thay đổi giọng nói…
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác
Bệnh gây chóng mặt dữ dội kèm theo cảm giác ù tai, nghe kém, không thể đi thẳng.
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình não?
3.1. Nguyên nhân rối loạn cơ quan tiền đình não ngoại biên
Nguyên nhân thường gặp là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm tiền đình, viêm thần kinh tiền đình, bệnh Meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp, u dây thần kinh 8. Ngoài ra còn xuất hiện các rối loạn chuyển hóa bao gồm: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
3.2. Nguyên nhân hội chứng tiền đình trung ương
Nguyên nhân phổ biến nhất là migraine, xuất huyết não, nhồi máu não, nhiễm trùng não, u não, xơ cứng rải rác, chấn thương. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây rối loạn tiền đình bao gồm:
– Tuổi tác: Đa số những người ở độ tuổi 40 trở lên có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do chức năng của 1 số cơ quan bị suy giảm. Theo thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên, sẽ có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
– Mất máu quá nhiều: Người bị mất máu do chấn thương, phụ nữ sau sinh hoặc mắc bệnh khiến cơ thể thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu… là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Căng thẳng: Dùng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia… cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tiền đình.
4. Rối loạn tiền đình não nguy hiểm như thế nào?
Rối loạn tiền đình hầu như không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể là nguyên nhân tác động đến nhiều bệnh lý khác. Một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe có thể kể đến như:
– Giảm vận động: Bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn khi đi lại, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Không những thế, người bệnh cũng vì lý do này mà lười vận động, từ đó dễ các bệnh lý khác.
– Mất tập trung: Xuất hiện thường xuyên hơn các cơn đau đầu, cản trở đến khả năng tập trung làm việc. Hệ lụy là chất lượng hoàn thành công việc bị suy giảm.
– Dễ nảy sinh bực tức, nóng giận với người xung quanh.
– Dễ xảy ra tai nạn giao thông nguy hiểm.
– Tăng nguy cơ gặp biến chứng mất thính lực.
5. Đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình não
– Người cao tuổi: Những người tuổi trung niên từ 40 tuổi trở đi có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ tuổi.
– Người có tiền sử bệnh lý thần kinh, hay chóng mặt.
– Các đối tượng khác: Người thường xuyên làm công việc căng thẳng đầu óc, phụ nữ mang thai, người bị suy kiệt dinh dưỡng… cũng là đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình não.
6. Cách điều trị rối loạn tiền đình não
Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình não phù hợp với bệnh nhân dựa trên tiền sử bệnh, kết quả lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân. Từ thay đổi lối sống đến điều trị bằng thuốc và nếu cần thiết sẽ can thiệp phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ tiền mãn kinh ở phụ nữ xảy ra do đâu?
Tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.
6.1 Liệu pháp phục hồi chức năng
Bao gồm các bài tập như: phối hợp đầu, cơ thể và mắt nhằm rèn luyện não bộ, giúp nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình.
6.2 Tập thể dục
Các bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập luyện chuyên biệt để phục hồi chức năng tiền đình. Bên cạnh đó, tập thể dục hằng ngày còn giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện lưu thông tuần hoàn não.
6.3 Điều chỉnh chế độ ăn
Ở một số trường hợp mắc bệnh Meniere, phù tích nội dịch thứ phát hoặc chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine), có thể kiểm soát bệnh thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống.
6.4 Thuốc điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án dùng thuốc phù hợp về thời gian, liều lượng.
6.5 Phẫu thuật
Chỉ định áp dụng phẫu thuật khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.