Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Bệnh đau nửa đầu có tên gọi là Migraine, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đây là bệnh nội khoa phổ biến đứng thứ ba (chiếm khoảng 12%) và là bệnh rối loạn thần kinh gây tàn phế thứ hai trên thế giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ thường gặp nhưng hay bị bỏ qua? Dấu hiệu nhận biết và những biến chứng mà căn bệnh này gây ra. 

Bạn đang đọc: Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

1. Lý giải vì sao bệnh đau nửa đầu hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bệnh đau nửa đầu (đau đầu Migraine) chiếm tỷ lệ phổ biến hàng năm khoảng 12%. Đây là bệnh nội khoa phổ biến thứ ba và là bệnh rối loạn thần kinh gây tàn phế thứ hai trên thế giới.

Mặc dù bệnh lý này đã có tiêu chuẩn chẩn đoán chặt chẽ, rõ ràng nhưng cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều bệnh nhân Migraine chưa được chẩn đoán kịp thời và chính xác.

Có nhiều lý do dẫn tới “bỏ sót” người bệnh migraine nhưng hay gặp nhất là do đặc điểm lâm sàng phong phú, đa dạng với nhiều triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác. Bệnh lý khác hay kèm theo như: trầm cảm, rối loạn lo âu và do đó các bác sĩ dành thời gian cho việc chẩn đoán còn chưa đầy đủ. Về phía người bệnh thì do bệnh diễn ra trong thời gian ngắn, rồi sau đó thoái lui, không để lại di chứng nguy hiểm trước mắt nên khiến nhiều người thờ ơ, chủ quan, bỏ qua. Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về Migraine nhưng chưa nhiều và thực tế chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh lý này chưa cao.

Tuy nhiên, có thể thấy Migraine với bảng lâm sàng riêng biệt, nhiều triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác. Trong thăm khám lâm sàng, cần hỏi và phân tích thật kỹ càng để góp phần nâng cao chẩn đoán bệnh.

Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Sự co thắt mạch máu não có thể là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu, đau nửa đầu.

2. Vì sao phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh đau nửa đầu

Tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu của nữ giới cao hơn rõ rệt so với nam giới (nữ/nam = 4,9/1). Tuy nhiên, tỷ lệ nam nữ mắc Migraine lại không giống nhau ở các độ tuổi. Ở tuổi nhi đồng thì nam giới và nữ giới có cùng tỷ lệ mắc Migraine, từ tuổi dậy thì về sau thì nữ giới mắc Migraine mới có xu hướng dần cao hơn nam giới.

Bệnh nhân mắc Migraine chủ yếu ở độ tuổi trẻ, thấp nhất 12 tuổi. Độ tuổi trung bình hay mắc bệnh nằm trong khoảng từ 25 tuổi – 35 tuổi.

Migraine gặp ở các ngành nghề khác nhau, trong đó người làm việc trí óc có tỷ lệ mắc Migraine cao hơn cả so với các nhóm nghề khác (chiếm hơn một nửa với 57,3%). Đặc biệt là ở những đối tượng phụ nữ đã kết hôn (khoảng 3/4 tức khoảng 75,6%) bệnh nhân nữ ở độ tuổi trên và trong tình trạng kết hôn. Thời gian bị bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ cũng cao hơn ở nam giới.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Biểu hiện của đau đầu migraine ở phụ nữ thường đau tập trung ở một nửa bên đầu (có thể là bên trái hoặc bên phải), sau đó cơn đau có thể lan tỏa ra cả đầu. Đau thường tập trung ở vùng trán, vùng chẩm – cổ, vùng đỉnh – thái dương.

Tính chất của cơn đau: có tính chất kiểu mạch đập. Đau mức độ trung bình trở lên, đau tăng lên khi hoạt động thể chất. Các triệu chứng kèm theo như sợ ánh sáng, tiếng động, nôn và/hoặc buồn nôn, chóng mặt, giảm thị lực, rối loạn thần kinh tự chủ chiếm tỷ lệ cao nhưng không phải ở tất cả bệnh nhân.

Trong cơn đau, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân cắt được cơn đau với thuốc giảm đau thông thường.

Các yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu migraine gồm: thay đổi thời tiết, chu kỳ kinh nguyệt, stress,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh mất trí nhớ Alzheimer nguy hiểm cỡ nào?

Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Cơn đau thường bắt đầu ở một bên đầu (có thể là bên trái hoặc bên phải), sau đó đau lan ra khắp đầu. Mức độ đau có thể âm ỉ sau đó tăng dần đến dữ dội, đau kèm theo mỏi mắt,…

4. Các “bẫy” trong chẩn đoán và biến chứng của đau nửa đầu

4.1 Các “bẫy” trong chẩn đoán bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Phân tích các triệu chứng của Migraine cho thấy, mặc dù các triệu chứng được làm tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng không phải là triệu chứng bắt buộc phải có ở tất cả bệnh nhân. Nhiều bác sĩ chuyên khoa khác (không phải chuyên khoa Thần kinh) thường mặc định đau đầu Migraine là đau nửa đầu, đau kiểu mạch đập (căn nguyên mạch) nên khi bệnh nhân Migraine không có các triệu chứng thì thường được chẩn đoán là đau đầu do căn nguyên khác như: bệnh lý viêm xoang, đau đầu căng thẳng hay đau đầu do căn nguyên tâm thần, trong đó bệnh lý xoang hay gặp nhất.

Trong các thể bệnh Migraine thì Migraine tiền đình ở giai đoạn sau, đôi khi triệu chứng đau đầu sẽ không còn điển hình, thậm chí mất đi, thay vào đó là triệu chứng chóng mặt đơn thuần. Khi đó, khai thác lại các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác, kịp thời.

Theo nghiên cứu có khoảng 1/4 (cụ thể khoảng 26,8%) bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt kèm theo các triệu chứng khác của bệnh. Một thể Migraine khác là Migraine mạn tính cũng thể hiện với bảng lâm sàng có nhiều điểm không điển hình như Migraine dạng cơn. Trong đó, đau đầu có thể kéo dài nhiều ngày và vị trí đau thường lan tỏa cả 2 bên đầu và đau thường kiểu căng tức, ê ẩm.

Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa cách điều trị hiệu quả

Viêm xoang, viêm mũi họng,… có thể gây đau đầu/đau nửa đầu, do đó nếu thăm khám với bác sĩ không có chuyên môn rất dễ bỏ qua chứng đau nửa đầu migraine.

4.2 Biến chứng mà bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ gây ra

Mức độ ảnh hưởng của đau đầu tới cuộc sống người bệnh là rất đáng kể. Nhiều phụ nữ than phiền rằng cơn đau nửa đầu cản trở công việc của họ khá nhiều. Nó khiến họ không tập trung vào công việc, khả năng ghi nhớ kém, tính khí thay đổi thất thường dễ cáu gắt, một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày đôi khi cũng bị hạn chế hơn trước.

Đặc biệt, với những phụ nữ đang có sẵn bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận,… nếu bị thêm đau nửa đầu migraine, thì mức độ các triệu chứng càng trở nên nặng hơn.

Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định Migraine là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tàn phế trên toàn thế giới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *