Điều trị dự phòng cấp 2 cho người từng bị đột quỵ não cấp

Đột quỵ não cấp đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo ước tính tại Mỹ, cứ mỗi 45 giây lại có một trường hợp đột quỵ não cấp. Tại Việt Nam, cứ mỗi năm có tới 200,000 ca đột quỵ não. Điều đáng nói là những người từng bị đột quỵ não cấp vẫn có thể tái phát, do đó cần thiết phải điều trị dự phòng cấp 2 để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xa. 

Bạn đang đọc: Điều trị dự phòng cấp 2 cho người từng bị đột quỵ não cấp

1. Vì sao cần điều trị dự phòng đột quỵ não cấp?

Đột quỵ não là bệnh lý hệ thần kinh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong lên tới khoảng 50%. Đa số người bệnh còn sống sót sau đột quỵ phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề như: liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, rối loạn đại tiểu tiện,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh về sau.

Chi phí mà gia đình và xã hội phải bỏ ra điều trị cho những người bị đột quỵ não cũng không phải là nhỏ. Theo thống kê chi phí chi cho đột quỵ hàng năm ở Mỹ là 36.5 tỉ USD.

Đặc biệt, nhưng bệnh nhân sau đột quỵ thiếu máu não hay sau thiếu máu não thoáng qua TIA có nguy cơ bị đột quỵ tái phát tăng cao hoặc một biến cố mạch máu khác nghiêm trọng như nhồi máu, tắc mạch,… Theo thống kê ở Mỹ, hàng năm có khoảng 700,000 BN bị đột quỵ trong đó có 200,000 bệnh nhân bị đột quỵ tái phát.

Đột quỵ não cũng giống như nhiều bệnh lý khác, phòng ngừa sẽ tốt hơn là điều trị. Một xu bạn bỏ ra để phòng ngừa có thể đáng giá một bảng điều trị.

2. Điều trị dự phòng cấp 2 trong đột quỵ não cấp là gì?

Trong chiến lược điều trị đột quỵ não gồm 3 bước:

– Điều trị dự phòng cấp 1

– Điều trị đột quỵ não giai đoạn cấp tính

– Điều trị dự phòng cấp 2

Điều trị dự phòng cấp 2 là thực hiện tiếp theo các biện pháp, các liệu pháp điều trị đối với các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tính hoặc có cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Với mục tiêu là nhằm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ não tái phát và các biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như nhồi máu cấp tính, tắc mạch hoặc tử vong do nguyên nhân mạch máu.

Điều trị dự phòng cấp 2 cho người từng bị đột quỵ não cấp

Người từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ não tái phát, vì vậy cần có biện pháp điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ trong tương lai.

3. Chiến lược điều trị dự phòng cấp 2 ở bệnh nhân bị đột quỵ não cấp

Chiến lược trong dự phòng cấp 2 nhằm vào các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não có thể thay đổi được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, rối loạn nhịp tim – van tim – mạch máu, bệnh nhân đã có cơn thiếu máu não thoáng qua TIA.

3.1 Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp sau đột quỵ não cấp

Điều trị kiểm soát tốt tăng huyết áp giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ tái phát. Theo nghiên cứu điều trị tích cực tăng huyết áp bằng perindopril và lợi tiểu (indapamide) làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát tới 28%.

Hiện nay việc lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp cho dự phòng cấp 2 vẫn còn tranh luận. Theo nghiên cứu, nhiều chuyên gia đánh giá cao thuốc ức chế ACE (ramipril) trong dự phòng cấp 2 cho BN đột quỵ. Theo đó cũng khẳng định hiệu quả của thuốc ACE (ramipril) trong dự phòng cấp 2, dự phòng nhồi máu cấp tính và bệnh lý do tim ở bệnh nhân trên 55 tuổi có các yếu tố nguy cơ khác về mạch máu.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy không có khác biệt nhiều giữa các thuốc điều trị tăng HA như thuốc ức chế ACE, lợi tiểu và chẹn kênh calci.  Hiệu quả giữa thuốc chẹn kênh calci, amlodipine, so với các thuốc kháng thụ thể AT2 trong dự phòng cấp 2 là tương đương.

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới đột quỵ.

Kiểm soát tốt huyết áp với mục tiêu lâu dài là:

– Tuổi từ 60 trở lên:

– Tuổi dưới 60:

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về chứng đột quỵ não cấp tính

Điều trị dự phòng cấp 2 cho người từng bị đột quỵ não cấp

Người từng trải qua cơn đột quỵ não cần kiểm soát thật tốt chỉ số huyết áp của bản thân để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát.

3.2 Điều trị dự phòng ức chế tập kết tiểu cầu sau đột quỵ não cấp

Điều trị Aspirin ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hoặc có cơn đột quỵ não thoáng qua (TIA) trước đó làm giảm tỷ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong khoảng 22%.

Theo nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân được điều trị aspirin trong chiến lược điều trị dự phòng cấp 2:

Có 9 bệnh nhân tránh được tử vong hoặc bị đột quỵ thêm trong giai đoạn cấp.

12 bệnh nhân tránh được tử vong hoặc sống phụ thuộc.

Thêm 10 người hồi phục hoàn toàn.

Nguy cơ chảy máu não thấp (1-2 trên 1000)

Cho aspirin sớm có lợi ích rõ cho nhiều loại bệnh nhân

Điều trị ngay lập tức cần được cân nhắc đối với hầu hết bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ nhồi máu não

3.3 Kiểm soát tốt đường máu sau đột quỵ não cấp

Người mắc bệnh tiểu đường dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Khuyến cáo bệnh tiểu đường cho những bệnh nhân có nguy cơ.

Xét nghiệm đường huyết, hemoglobin A1C, hoặc thử nghiệm dung nạp glucose đường uống để tầm soát.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường: tăng đường huyết làm tăng nguy cơ tái phát. Theo khuyến cáo của hội đái tháo đường, hội tim mạch và đột quỵ Hoa Kỳ thì:

– Kiểm soát đạt đường huyết mục tiêu trong dự phòng cấp 2 đưa HbA1c

– Sử dụng các thuốc uống và insulin phù hợp

– Theo dõi chặt chẽ để phòng hạ đường huyết

Điều trị dự phòng cấp 2 cho người từng bị đột quỵ não cấp

>>>>>Xem thêm: Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

Đường huyết tăng cao dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới đột quỵ não tái phát. Vì vậy, bạn cần kiểm soát thật tốt chỉ số đường huyết của mình.

3.4 Các kỹ thuật can thiệp mạch máu sau đột quỵ não cấp

Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân có hẹp động mạch cảnh nặng (hẹp >70 %) cần đặt ra.

Phẫu thuật này làm giảm nguy cơ tương đối của đột quỵ não khoảng 48%.

Nếu nguy cơ đột quỵ não trong ba năm khoảng 26,5% (8,8%/năm) thì phẫu thuật làm giảm nguy cơ này còn 13,7%.

Kỹ thuật can thiệp nội mạch nong và đặt stent cho bệnh nhân hẹp động mạch cảnh cho thấy hiệu quả và nguy cơ tương tự như bóc nội mạc động mạch cảnh trong dự phòng đột quỵ não. Tuy vậy, kỹ thuật can thiệp nội mạch vẫn cần những kết quả nghiên cứu xa hơn trước khi coi kỹ thuật này như liệu pháp điều trị chuẩn cho bệnh nhân hẹp động mạch cảnh.

4. Cách phòng ngừa đột quỵ não

4.1 Ngừng hút, cai thuốc lá

Các nghiên cứu quan sát cho thấy ngừng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ đột quỵ não ít nhất 1,5 lần.  Nếu nguy cơ đột quỵ não hàng năm là 7%, thì ngừng hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ (và các biến cố mạch máu nghiêm trọng khác) từ 7% xuống 4,7%/năm. Giảm nguy cơ tương đối ít nhất 33% và giảm nguy cơ tuyệt đối ít nhất 2,3%. Nguy cơ tử vong tương đối và bệnh tim mạch đều giảm sau khi ngừng hút thuốc lá

4.2 Thay đổi lối sống

Tinh thần cân bằng, luyện tập thể chất hợp lý.

Chế độ ăn nhiều rau, trái cây và hạn chế muối.

Luyện tập thể chất giảm nguy cơ tương đối của các biến cố mạch vành và giảm huyết áp cao.

Giảm khoảng 3-9% trọng lượng cơ thể thì có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 3- 5 mmHg và huyết áp tâm trương 3mmHg.

Nếu giảm natri ăn vào 118mmol (tương đương 6,7g/ngày) trong 28 ngày làm giảm huyết áp tâm thu 3,9mmHg.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *