Biểu hiện Parkinson thường gặp ở những người cao tuổi gồm run tay chân, khom lưng, suy giảm khả năng vận động. Sự suy giảm tế bào thần kinh vận động được cho là nguyên nhân gây khó khăn cho người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
Bạn đang đọc: Biểu hiện Parkinson cần biết và cách điều trị kịp thời
1. Nhận biết Parkinson dựa trên khả năng vận động
1.1. Run tay – biểu hiện Parkinson phổ biến nhất
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Parkinson là run ngay cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng run rẩy hoặc co giật thường xảy ra tại cổ tay, ngón tay, bàn tay hoặc bàn chân. Ở một vài bệnh nhân, run rẩy và co giật có thể xuất hiện tại cả các bộ phận khác như môi, lưỡi và cằm. Những biểu hiện này rất dễ nhận thấy trong giai đoạn đầu. Với những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi thì các cơn run dễ xảy ra với tần suất cao và mức độ nặng hơn.
Run tay là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh Parkinson
1.2. Tê cứng và suy giảm vận động
Parkinson là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi (trên 60 tuổi). Ở độ tuổi này, việc tê cứng khớp và giảm tốc độ của vận động vào buổi sáng là điều tự nhiên của quá trình lão hóa. Vào các thời điểm khác trong ngày, người cao tuổi có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, với các bệnh nhân Parkinson thì triệu chứng cứng khớp và cử động chậm chạp sẽ nghiêm trọng hơn. Các biểu hiện này không chỉ xảy ra vào buổi sáng mà có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm và bộ phận nào của cơ thể.
Các triệu chứng xảy ra được cho là do tế bào thần kinh vận động suy giảm, dẫn đến sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trong cơ thể gặp khó khăn. Khi bệnh tiến triển, những thay đổi về vận động trở nên rõ rệt hơn như bước chân ngắn, tốc độ đi chậm, chân bước thấp hơn, đột ngột dừng lại dù không có vật cản, người bệnh khó lên xuống cầu thang hoặc dễ bị ngã.
1.3. Ảnh hưởng về tư thế
Người mắc Parkinson sẽ xuất hiện ngày càng nhiều triệu chứng dần theo theo gian mà khó có thể kiểm soát. Ban đầu, rất nhiều người chỉ cảm thấy một vài thay đổi nhỏ trong tư thế đi đứng hoặc ngồi. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân dần mất trọng tâm cơ thể và nghiêng hẳn về phía trước khi di chuyển.
Mặc dù khom lưng, gù lưng cũng là biểu hiện của việc chấn thương vùng lưng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân Parkinson việc đứng thẳng lại sẽ khó khăn hơn so với người mắc chấn thương lưng thông thường.
1.4. Giảm khả năng biểu cảm gương mặt và thay đổi chữ viết
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu có khả năng ảnh hưởng tới biểu cảm khuôn mặt. Bệnh nhân ít hoặc mất dần khả năng biểu lộ cảm xúc, gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ mặt. Biểu hiện Parkinson thường gặp như vẻ mặt luôn nghiêm túc ngay cả khi tâm trạng vui vẻ, ít cười hoặc cười gượng gạo.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân, khả năng viết cũng có thể thay đổi với những biểu hiện cụ thể như viết chậm, nét chữ nhỏ dần hoặc khoảng cách giữa các chữ sát nhau.
Tìm hiểu thêm: Viêm dây thần kinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh
Bệnh nhân Parkinson có thể bị mất khả năng biểu lộ cảm xúc
2. Những biểu hiện Parkinson khác
2.1. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ
Người bị Parkinson thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát vận động khi ngủ. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể mộng du, trằn trọc, vung tay, đập chân hoặc thậm chí là ngã. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của người bệnh.
2.2. Giọng nói bị thay đổi
Bệnh Parkinson có thể gây ảnh hưởng tới cả giọng nói của người bệnh. Giai đoạn đầu những thay đổi trong giọng nói không đáng kể và khó nhận ra. Bệnh nhân thường bị khàn, nói nhỏ hơn hoặc trầm giọng hơn so với bình thường. Sau thời gian dài, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng và dễ nhận biết hơn như nói chuyện thì thào, lặp từ thường xuyên, nói chậm hoặc khó mở miệng khi nói.
2.3. Suy giảm khứu giác – biểu hiện Parkinson thường gặp
Mặc dù không phải là triệu chứng thần kinh nhưng suy giảm khứu giác là biểu hiện Parkinson thường gặp. Người bệnh thường giảm hoặc mất khả năng ngửi mùi. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị giảm khứu giác trước khi xuất hiện các dấu hiệu thay đổi vận động khác.
Ngoài những biểu hiện trên đây, bệnh nhân Parkinson còn có thể bị tím tái đầu ngón tay, chân, trầm cảm lo âu, luôn cảm thấy đứng ngồi không yên,… Thậm chí, số ít người còn gặp phải triệu chứng suy giảm trí nhớ hoặc ảo tưởng.
3. Điều trị kịp thời bệnh Parkinson
Tùy vào biểu hiện Parkinson và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau. Trong đó, chỉ định sử dụng thuốc để bảo vệ sức khỏe thần kinh, cải thiện triệu chứng là biện pháp được sử dụng phổ biến. Nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị Parkinson là thuốc kích thích các thụ thể dopamin, thuốc ức chế cholin, thuốc bổ sung dopamin,…
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, dị ứng, tim đập nhanh, táo bón,… Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng loại thuốc và liều lượng theo đơn kê của bác sĩ. Tránh tình trạng dùng quá liều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc sử dụng không đúng liều làm giảm hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, trong trường hợp phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ có thể gợi ý các biện pháp như phẫu thuật, kích thích não.
>>>>>Xem thêm: Bị suy giảm trí nhớ do “ôm khư khư” thói quen sau
Phương pháp điều trị Parkinson có thể khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân
4. Lời khuyên từ chuyên gia để kiểm soát triệu chứng Parkinson
Parkinson là bệnh lý mạn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng.
Ở những người mắc Parkinson, việc bổ sung chất chống oxy hóa là vô cùng cần thiết. Chất này có nhiều trong rau xanh, cà chua, súp lơ hoặc một số loại hoa quả như táo, mận, lựu và dâu tây.
Vận động thường xuyên có thể giúp duy trì khả năng vận động và sự linh hoạt của các cơ, cải thiện thể lực và tinh thần. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ tập luyện phù hợp cho bạn. Nên tập luyện đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần với những hoạt động yêu thích như đi bộ, yoga, chơi cầu lông,…
Chủ động theo dõi các biểu hiện Parkinson, luôn tuân thủ đúng phác đồ điều trị và lịch khám của bác sĩ. Không tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc. Trong trường hợp cơ thể không phản ứng tốt với các biện pháp điều trị hiện tại, cần đến gặp chuyên gia để được đánh giá tiến trình bệnh và điều chỉnh liều thuốc nếu cần.
Lưu ý, những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.