5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe

Mất ngủ là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai. Mất ngủ trong thời gian dài khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, làm giảm trí nhớ của người bệnh. Tìm hiểu 5 cách chữa mất ngủ hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ gây hại đến sức khỏe của căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe

1. Mất ngủ – Bệnh lý Nội thần kinh phổ biến

Mất ngủ là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, tỉnh dậy đột ngột trong đêm, mệt mỏi vào ban ngày. Mất ngủ trong khoảng thời gian dài được gọi là mất ngủ mạn tính. Với những trường hợp mất ngủ dưới 1 tháng được coi là mất ngủ cấp tính.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ bao gồm:

– Sức khỏe tinh thần suy giảm, căng thẳng kéo dài: Áp lực công việc, sang chấn tâm lý, chấn thương thần kinh,…là những vấn đề tâm lý gây mất ngủ.

– Làm việc quá khuya: Thức đêm làm việc gây áp lực lên hệ thần kinh, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.

– Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích như trà đặc, cà phê, rượu, hút thuốc lá,…vào buổi tối là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ.

– Ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu: Điều này khiến cơ thể khó chịu, ợ chua, gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng các thiết bị điện tử, ngủ ngày quá nhiều, xem phim kinh dị,… kích thích gây hưng phấn, sợ hãi, làm giảm cảm giác buồn ngủ.

– Hoạt động thể chất mạnh hoặc lười vận động: Lười tập thể dục hoặc vận động quá mạnh trước khi ngủ cũng gây ra tình trạng mất ngủ.

– Một số nguyên nhân khác: Mắc các bệnh lý về tim mạch, tuổi cao, thay đổi múi giờ.

5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe

Mất ngủ trong thời gian dài khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống

2. Top 5 cách chữa mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ trong thời gian dài khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Ngoài ra, mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu, thiểu năng tuần hoàn máu não. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng mà mỗi bệnh nhân sẽ có những cách chữa mất ngủ phù hợp.

2.1. Tăng cường sức khỏe tinh thần

Giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ là biện pháp chữa mất ngủ hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Người bệnh nên tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, không tạo áp lực cho bản thân. Tạo thói quen chia sẻ với người thân để giải tỏa căng thẳng. Trường hợp gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng, nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn, tìm nguyên nhân và có phác đồ trị liệu đúng.

Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quỵ não

5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe

Phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả: giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ

2.2. Cách chữa mất ngủ kéo dài: Rèn luyện và duy trì lối sống khoa học

Rèn luyện thể thao và thay đổi lối sống lành mạnh giúp điều trị mất ngủ lâu dài. Người bệnh bị mất ngủ nên thực hiện những biện pháp sau đây:

– Tập thể dục 30 phút trước khi đi ngủ, tuy nhiên chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Trong đó, tập luyện yoga là phương pháp tập luyện giúp điều trị mất ngủ hiệu quả hàng đầu.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu hoặc gây kích thích vào hệ thần kinh như socola, cà phê, đồ uống có cồn, đồ cay nóng.

– Hạn chế làm việc quá khuya.

– Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể khó chịu, buồn vệ sinh vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ.

– Rèn thói quen ngủ – thức đúng giờ: Đi ngủ vào một khoảng thời gian nhất định sẽ tạo thành thói quen cho não bộ, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

– Giảm thời gian ngủ ngày, chỉ nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng.

5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Khi bị đau đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút trước khi đi ngủ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

2.3. Tạo môi trường lý tưởng giúp ngủ ngon

Không gian phòng ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Tạo môi trường lý tưởng nhất giúp ngủ ngon bằng các cách sau:

– Hạn chế ánh sáng trong môi trường ngủ: Thiết kế rèm che ngăn ánh sáng tự nhiên, tắt hết đèn khi đi ngủ hoặc chỉ để đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ.

– Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không để phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng.

– Thay đổi màu chủ đạo trong phòng ngủ thành các gam màu nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng màu sắc quá nổi bật, kích thích thị giác.

– Không lắp đặt tivi, máy chơi game trong phòng ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể tác động lên não bộ, ngăn cản quá trình sản sinh hormone gây buồn ngủ.

– Tạo vị trí ngủ thoải mái với gối và giường nằm êm ái, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

2.4. Cách chữa mất ngủ bằng biện pháp massage

Người bị mất ngủ do mệt mỏi, đau nhức, nên áp dụng biện pháp massage. Tham khảo các động tác massage từ chuyên gia sẽ giúp hỗ trợ kích thích quá trình lưu thông máu lên não, từ đó giảm cảm giác đau mỏi. Người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ một người thân massage toàn bộ cơ thể để kích thích huyệt đạo và giảm căng thẳng. Khi cơ thể thư giãn, thoải mái bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2.5. Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng mất ngủ

Với các bệnh nhân bị mất ngủ mạn tính, tình trạng không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp trên thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc thư giãn thần kinh, giảm triệu chứng mất ngủ như:

– Thuốc chống trầm cảm: Mirtazapine,Clomipramine,…

– Thuốc an thần: Amisulpride, Quetiapine,…

– Thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh lý gây tình trạng mất ngủ.

Các loại thuốc được nêu trên chỉ được phép dùng sau khi đã được các chuyên gia thăm khám và kê đơn. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, khiến cơ thể sinh ra cảm giác phụ thuộc vào thuốc.

Mất ngủ trong thời gian ngắn có thể điều trị thông qua việc thay đổi lối sống. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ kéo dài là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý thần kinh khác, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị mất ngủ diễn ra thường xuyên trong thời gian dài để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách chữa mất ngủ kịp thời, hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *