Ngủ là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và cơ quan nội tạng phục hồi năng lượng để tiếp tục hoạt động cho ngày mới. Bị mất ngủ kéo dài khiến cơ thể suy nhược, sức khỏe suy giảm và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vậy làm gì để cải thiện chứng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ, cùng tham khảo bài viết dưới đây?
Bạn đang đọc: Cần làm gì để thoát khỏi nỗi ám ảnh “bị mất ngủ”?
1. Những tác hại nguy hiểm khi mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, cụ thể là:
1.1. Đối với sức khỏe
– Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não: mất ngủ đêm liên tục sẽ làm cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do. Gốc tự do tấn công và gây tổn thương đến mạch não, từ đó tạo nên những mảng xơ vữa và các huyết khối làm tăng nguy cơ bị tai biến.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: khi không ngủ đủ giấc sẽ làm cho tim phải hoạt động liên tục dẫn đến hậu quả bị tăng huyết áp, nhịp tim rối loạn nên dễ mắc các bệnh về tim.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: mất ngủ về đêm gây tổn thương đến các ADN và giảm khả năng tự chữa lành gen của cơ thể. Vì thế làm gia tăng nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư vú.
– Dễ mắc các vấn đề về thần kinh: giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực hoặc cảm giác bực tức, khó chịu. Nếu kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi, cảm xúc …
1.2. Đối với sắc đẹp
– Tăng cân: ngủ không sâu khiến hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tốt thức ăn gây nên tình trạng tích tụ mỡ thừa, tăng cảm giác thèm ăn, nhất là những món nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Từ đó tăng nguy cơ béo phì, mỡ máu, tiểu đường,…
– Lão hóa sớm, nhiều mụn: chất lượng giấc ngủ kém tác động đến nồng độ collagen trong cơ thể. Ban đầu khiến da sạm, xuất hiện quầng thâm, mụn và lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Mất ngủ đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da sạm và dễ nổi mụn
1.3. Đối với cuộc sống
– Giảm hiệu suất học tập, làm việc: mất ngủ đêm khiến trí nhớ suy giảm, lúc nhớ lúc quên. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc.
– Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh: bị ngủ đêm cũng ảnh hưởng đến cảm xúc con người. Họ dễ cáu gắt, nóng giận với những người xung quanh và ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ.
– Gây nguy hiểm khi di chuyển, tham gia giao thông: mất ngủ đêm khiến ban ngày ngủ gật, buồn ngủ nên dễ gây tai nạn hoặc bị té ngã trong lúc di chuyển, lái xe.
2. Trả lời câu hỏi: Bị mất ngủ phải làm sao?
Nếu đang bị mất ngủ kéo dài, cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
2.1. Bị mất ngủ nên làm gì – nên điều chỉnh tư thế ngủ
Điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng sẽ giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn, bằng cách:
– Nằm ngửa: đây là tư thế nằm được các bác sĩ khuyên nên áp dụng. Ở tư thế này phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi, giúp ngủ ngon hơn.
– Ngủ nằm nghiêng: theo thống kê có đến 41% người lớn ngủ theo tư thế này. Tuy nhiên cách ngủ này chỉ tốt với phụ nữ đang mang thai vì nó giúp tăng lưu thông máu. Ngược lại người thường thì không nên ngủ nghiêng vì dễ gây cản trở hô hấp, làm đau lưng, đau khớp khi thức.
– Nằm sấp: gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Tư thế này còn khiến cơ bắp và các khớp chịu áp lực lớn nên dễ bị chuột rút, căng cơ khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Tai biến mạch máu não: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng
Người mất ngủ nên lựa chọn tư thế nằm ngửa, đây cũng là dáng ngủ tốt cho hệ xương khớp
2.2. Bị mất ngủ nên làm gì – nên điều chỉnh không gian phòng ngủ
Người bị mất ngủ nên lựa chọn ga giường bằng vải cotton để hạn chế ngứa ngáy, tạo cảm giác thoải mái. Nên để nhiệt độ ở mức vừa phải, không nên quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ lý tưởng từ 26-28 độ C. Luôn lau dọn phòng sạch sẽ, thông thoáng để giấc ngủ chất lượng hơn. Đồng thời nên chọn chỗ ngủ không quá sáng để dễ vào giấc ngủ hơn.
2.3. Tránh xa các thói quen xấu trước khi ngủ
Trước khi ngủ, hầu hết chúng ta thường dành nhiều thời gian để xem TV, dùng máy tính hay điện thoại. Tuy nhiên đây là hành động không tốt cho giấc ngủ đêm. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị này làm ức chế các hooc-môn ngủ, còn làm sản sinh ra hooc-môn cortisol – gây ra cảm giác tỉnh táo. Sóng điện từ phát ra từ điện thoại cũng tác động tiêu cực đến giấc ngủ, những người tiếp xúc trong thời gian dài sẽ bị mất ngủ . Vì vậy để có một giấc ngủ chất lượng nên tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng. Những người mất ngủ nên lựa chọn đọc sách, nghe nhạc nhẹ, nhạc không lời để dễ ngủ hơn.
2.4. Gạt bỏ mọi suy nghĩ, lo lắng trước khi ngủ
Bạn sẽ không thể ngủ ngon nếu giữ tâm trạng bực dọc, suy nghĩ tiêu cực, những căng thẳng và mỏi mệt trong cuộc sống. Hãy gạt bỏ mọi câu chuyện trong ngày khi lên giường để có giấc ngủ chất lượng. Nên ngồi thiền, đọc sách, ngâm chân nước ấm để tâm trí được thoải mái và thư thái hơn.
2.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung các thực phẩm giúp dễ ngủ
Nếu đang bị mất ngủ, bạn nên hạn chế ăn quá no và ăn nhiều dầu mỡ vào bữa tối vì sẽ khiến bạn đầy bụng và ngủ không ngon.
Bên cạnh đó nên hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn và cafein vào buổi chiều muộn, buổi tối và đặc biệt là trước khi đi ngủ. Những chất này sẽ làm ức chế thần kinh, khiến đầu óc căng thẳng, tim đập nhanh nên không thể ngủ ngon.
Nên bổ sung trái cây tươi, rau xanh đều đặn mỗi ngày và chọn các thực phẩm giúp dễ ngủ như hạt sen, chuối, hạt óc chó, hạnh nhân … Nhớ nạp đủ chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết vì đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2.6. Tìm đến thuốc là liệu pháp cuối cùng
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không cải thiện bằng những phương pháp kia, bạn nên đi khám để được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Khám khoa nội thần kinh ở đâu tại Hà Nội?
Thăm khám tại khoa Nội thần kinh để tìm ra nguyên nhân mất ngủ, điều trị chính xác bệnh thay vì tự ý dùng thuốc tại nhà
Không nên để mất ngủ kéo dài vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng. Đồng thời không tự ý sử dụng thuốc ngủ tại nhà vì sẽ khiến việc điều trị khó hơn và làm bệnh tình tệ đi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.