Những tác hại mất ngủ bạn cần biết

Mất ngủ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung làm việc và học tập. Nếu mất ngủ trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác với sức khỏe. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu về tác hại mất ngủ.

Bạn đang đọc: Những tác hại mất ngủ bạn cần biết

1. Những tác hại mất ngủ đối với sức khỏe con người

1.1. Tác hại mất ngủ ngắn hạn

Mất ngủ ngắn hạn hay còn gọi là mất ngủ cấp tính, là hội chứng mất ngủ trong thời gian ngắn, thường từ vài ngày cho đến vài tuần.

Những người đã từng bị mất ngủ sẽ hiểu cảm giác mệt mỏi, uể oải, đầu óc lờ đờ vào sáng hôm sau. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến cảm xúc, người bệnh thường dễ cáu gắt, bực tức và khó giữ bình tĩnh. Bên cạnh đó, mất ngủ còn dẫn đến một số hậu quả như:

– Không thể tập trung học tập, làm việc

Ngủ là khoảng thời gian để sức khỏe thể chất và tinh thần nghỉ ngơi, hồi phục. Nếu bị mất ngủ, cơ thể rệu rã, não không được nghỉ ngơi nên hoạt động kém hơn, khả năng ghi nhớ và tập trung đều bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm sút chất lượng công việc và học tập.

– Buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày

Sau một đêm ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc, ngày hôm sau bạn sẽ dễ ngủ gật, luôn trong trạng thái buồn ngủ. Điều này lại ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập. Trong một số trường hợp buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Nếu đêm hôm trước bạn đã ngủ đủ 8 tiếng mà ban ngày vẫn buồn ngủ thì nên đi khám để được xử lý kịp thời. Tình trạng ngủ gật có thể gây nguy hiểm trong lúc di chuyển, tham gia giao thông. Nếu đêm hôm trước bị mất ngủ, ngày hôm sau bạn nên gọi xe để đảm bảo an toàn.

1.2 Tác hại mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ mạn tính, thường kéo dài liên tục hơn 1 tháng. Mất ngủ kéo dài nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Suy giảm trí nhớ

Ngủ giúp não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày lao động mệt nhọc. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc não bộ không được nghỉ ngơi nếu kéo dài sẽ khiến não tổn thương và giảm hiệu quả làm việc. Người bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ rơi vào trạng thái lúc nhớ, lúc quên.

Tác hại mất ngủ kéo dài là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ

Thiếu ngủ lâu ngày có thể trở thành nguyên nhân khởi phát bệnh đau tim, suy tim, cao huyết áp. Bên cạnh đó, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não so với người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Tăng nguy cơ bị vô sinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới quá trình giải phóng hormone kích thích rụng trứng. Còn nam giới mất ngủ trong thời gian dài sẽ làm suy giảm cả số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Gia tăng căng thẳng, stress

Khi cơ thể ngủ không đủ, không sâu thì nồng độ cortisol – hormone căng thẳng tăng cao. Từ đó khiến bạn dễ bị căng thẳng, bực tức, nổi nóng vô cớ. Những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh.

Những tác hại mất ngủ bạn cần biết

Mất ngủ khiến đầu óc căng thẳng, cơ thể uể oải, mệt mỏi, không thể tập trung làm gì

Béo phì

Thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Theo đó, khi ngủ ít, không ngủ được sẽ tăng cảm giác thèm ăn. Từ đó dẫn tới tình trạng ăn nhiều, ăn không kiểm soát, hậu quả là gây tăng cân nhanh, thừa cân, béo phì.

Mất ngủ tác động đến sắc đẹp, gây lão hóa da

Một trong những tác hại mất ngủ là đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đây là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ đặc biệt từ độ tuổi 30 trở đi. Bời vì khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, loại chất phá vỡ collagen. Từ đó khiến da mất đi sự đàn hồi, không còn căng bóng và tươi trẻ. Đó là lý do muốn da căng bóng, sáng mịn thì điều quan trọng là ngủ đủ, ngủ sâu mỗi ngày.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài

Thực đơn ăn uống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất, tốt cho não sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thay đổi chế độ ăn uống cũng là phương pháp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Người bị mất ngủ nên bổ sung những thực phẩm sau:

2.1. Thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin B6 có vai trò tích cực trong việc tổng hợp và sản sinh serotonin – có công dụng điều trị và cân bằng giấc ngủ. Do vậy, người bị mất ngủ nên ăn nhiều nhóm thực phẩm dồi dào vitamin B6 như:

– Cá hồi

– Cá ngừ

– Khoai tây

– Thịt bò

– Trứng

– Đậu xanh

2.2. Thực phẩm giàu magie

Khoáng chất magie đem lại cảm giác thư giãn, chống căng thẳng và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Người bệnh nên bổ sung những món ăn giàu magie để có giấc ngủ chất lượng hơn. Các thực phẩm giàu Magie là: bơ, các loại hạt, đậu phụ, cá, nhóm cây họ đậu.

2.3. Quả óc chó

Quả óc chó có hàm lượng melatonin cao – đây là loại hormone giúp cơ thể điều chỉnh chu kỳ của giấc ngủ. Người bệnh nên ăn hạt óc chó trước khi ngủ một tiếng để ngủ sâu hơn. Đồng thời đây cũng thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể bổ sung hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây đau cột sống cổ

Những tác hại mất ngủ bạn cần biết

Quả óc chó có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho não, tim và sức khỏe tổng thể

2.4. Chuối, kiwi

Chuối là loại hoa quả nhiều dinh dưỡng, trong đó chứa magie rất tốt cho sức khỏe. Chuối còn chứa tryptophan dồi dào – loại axit amin tham gia trực tiếp trong việc sản xuất serotonin và melatonin. Do đó người bị mất ngủ nên ăn nhiều chuối để dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Kiwi cũng là loại trái cây người bị mất ngủ nên ăn. Kiwi cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin, folate, serotonin.

2.5. Hạt sen, tâm sen, củ sen

Từ lâu sen đã được sử dụng trong thực đơn hàng ngày với công dụng an thần, giúp ngủ ngon. Bên cạnh đó sen còn làm giảm mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng nên dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Người bị mất ngủ có thể chế biến sen để ăn hoặc uống đều được.

Những tác hại mất ngủ bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau đầu và các loại đau đầu thường gặp

Hạt sen có công dụng tích cực trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ

2.6. Các loại cá béo – cá hồi, cá thu, cá ngừ

Nhóm cá béo này chứa nhiều vitamin D và axit béo Omega-3 nên rất tốt cho não và sức khỏe. Cả 2 chất này đều liên quan trực tiếp đến quá trình điều chỉnh serotonin của cơ thể.

Khi bị mất ngủ dù là ngắn hạn hay dài hạn, nên đến các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân. Tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến tình trạng mất ngủ tệ hơn, khiến bác sĩ khó điều trị. Sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ vô tội vạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mất ngủ có thể do yếu tố môi trường, tâm lý hoặc thời tiết tác động. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Do đó không nên chủ quan mà hãy đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *