Cơ thể chúng ta thường “phát tín hiệu” cảnh báo tình trạng sức khỏe “xuống dốc” và một trong những tín hiệu đó là tình trạng mất ngủ da xanh xao. Nếu bạn thấy có biểu hiện này thì nên đi thăm khám ngay nhằm loại trừ các bệnh lý sau đây và có biện pháp điều trị hiệu quả, kịp thời, ngăn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bạn đang đọc: Mất ngủ da xanh xao nên đi khám ngay
1. Vì sao mất ngủ lại khiến da nhợt nhạt, xanh xao?
Mất ngủ khiến hệ thần kinh và nhiều cơ quan trong cơ thể phải làm việc liên tục do không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, sẽ khiến các hệ cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng. Đặc biệt là hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Hệ tuần hoàn: mất ngủ khiến quá trình lưu thông máu từ tim lên não và đến các cơ quan khác bị suy giảm. Khi não và các cơ quan khác không được cung cấp đủ oxy, sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, suy kiệt. Tình trạng thiếu máu lâu ngày khiến da trở nên nhợt nhạt, xanh xao.
Hệ hô hấp: mất ngủ khiến tim, phổi phải làm việc liên tục để cung cấp máu và oxy tới các cơ quan, kéo dài lâu ngày sẽ dễ bị “kiệt sức”. Khi phổi yếu sẽ gây tình trạng tức ngực, khó thở và ảnh hưởng tới màu sắc của da (da xanh, sạm) so với người có hệ hô hấp và tuần hoàn tốt da dẻ thường hồng hào.
Hệ tiêu hóa: mất ngủ khiến cơ thể tiết ra hormone … gây tình trạng chán ăn. Ngoài ra, mất ngủ tăng khả năng mắc bệnh lý ở dạ dày và đại tràng, điều này khiến cơ thể ăn uống không ngon miệng, khả năng hấp thu kém, lâu dần gây thiếu chất khiến cơ thể mệt mỏi và da dẻ xanh xao.
Hệ thần kinh: mất ngủ kéo dài tăng khả năng mắc các bệnh lý ở não điển hình nhất là thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não), tai biến mạch máu não (đột quỵ), sa sút trí tuệ,…
Hệ nội tiết: khả năng đào thải độc tố kém, kèm theo sự rối loạn (mất cân bằng) nội tiết dễ thấy nhất ở phụ nữ do tình trạng mất ngủ kéo dài, gây rối loạn kinh nguyệt, béo phì, tiểu đường,… khiến da dẻ nhợt nhạt, xanh xao.
Mất ngủ lâu ngày khiến da nhợt nhạt, xanh xao (hình minh họa phía bên trái).
2. Mất ngủ da xanh xao có thể là bệnh gì?
Tình trạng mất ngủ da xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề, bệnh lý bất ổn trong cơ thể nhưng điển hình nhất là suy nhược cơ thể và thiếu máu.
2.1 Suy nhược cơ thể gây mất ngủ da xanh xao
Các biểu hiện của suy nhược cơ thể rất đa dạng, điển hình như mệt mỏi, đau nhức, đuối sức, hay ốm vặt (dễ nhiễm trùng), dễ cáu gắt, bi quan, ăn uống không ngon miệng, da nhợt nhạt xanh xao, giảm khả năng tình dục,…
Chế độ ăn uống là nguyên nhân chính dẫn tới suy nhược cơ thể. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể bạn luôn trong tình trạng kiệt quệ, thiếu sức sống, thậm chí nhiều người bị ngất xỉu do ăn không đủ chất. Dựa vào nguyên nhân này, chúng ta nên đưa ra cách nhanh nhất để phục hồi sức khỏe, ngăn chặn các triệu chứng xấu xảy ra với cơ thể.
Căng thẳng và mệt mỏi là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị suy nhược. Các bác sĩ cho biết, tâm lý căng thẳng trong thời gian dài cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể. Để phòng tránh những triệu chứng xấu cho sức khỏe, chúng ta hãy cố gắng duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái nhất, tránh lo lắng quá nhiều.
2.1 Thiếu máu dễ gây mất ngủ da xanh xao
Thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu do bệnh lý về máu có thể là nguyên nhân sâu xa gây thiếu máu lên não. Tình trạng này khiến người bệnh hay có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, run chân tay, buồn nôn, nôn, da dẻ nhợt nhạt xanh xao, sụt cân (người gầy yếu),… Thường gặp nhất là ở phụ nữ, đặc biệt là nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, người có cơ địa gầy yếu, hay phải làm việc quá sức hoặc hay suy nghĩ nhiều,….
Thiếu máu khiến số lượng hồng cầu bị sụt giảm, khả năng sản sinh hồng cầu cũng giảm, dẫn tới việc thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có da.
Tìm hiểu thêm: Sơ cứu rối loạn tiền đình cấp như thế nào?
Thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng mất ngủ, da nhợt nhạt xanh xao (hình A).
3. Biến chứng mất ngủ da xanh xao kéo dài
Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Người bị suy nhược cơ thể kéo dài (suy nhược cơ thể nặng) không chỉ gầy sút, mệt mỏi, da xanh xao,… mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Trước mắt, suy nhược cơ thể là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tiểu đường, trầm cảm, bệnh lý ở tim, thận,…, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện cơ thể bị suy nhược, chúng ta nên chủ động tìm hiểu để có cách phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
4. Cải thiện tình trạng mất ngủ da xanh xao
4.1 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống khoa học là “chìa khóa” giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Nếu muốn chống mệt mỏi và uể oải, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein và vitamin B12 như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá,… và vitamin cùng các khoáng chất trong rau củ, trái cây.
Nếu thiếu máu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt (thường có màu đỏ hoặc xanh đậm) như thịt bò, rau họ cải, rau dền hoặc củ dền,…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Các bác sĩ thường khuyến khích mọi người luộc hoặc hấp rau củ để giữ nguyên chất dinh dưỡng và tránh biến đổi chuyển hóa.
4.2 Tập luyện khoa học và điều độ
Tập luyện thể dục thể thao giúp lưu thông máu tốt hơn, đào thải bớt các chất độc bên trong cơ thể, giúp cơ thể thoải mái và năng động hơn, giảm bớt nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những bài tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân, tuyệt đối không nên tập quá sức vì điều này có thể gây phản tác dụng (tập quá sức dễ dẫn tới đột quỵ, đặc biệt là ở người có sẵn bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,…).
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ xuống cân coi chừng bệnh nguy hiểm
Thăm khám với bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán đúng bệnh và có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
4.3 Chăm sóc giấc ngủ và thăm khám sức khỏe định kỳ
Khi tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm sút nghiêm trọng. Cách nhanh nhất để phục hồi sức khỏe là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên dành khoảng 5 – 10 phút trước khi đi ngủ để thư giãn, tập thở sâu hoặc ngồi thiền. Nếu duy trì được thói quen trên, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn, mọi căng thẳng, mệt mỏi đều được xua tan.
Nếu cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, bạn hãy đi thăm khám với bác sĩ ngay bởi phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Có rất nhiều bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ là “chìa khóa” để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất tăng cơ hội khỏi bệnh, giảm tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, ngay cả khi cơ thể không có dấu hiệu bất ổn bạn cũng nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.