Bệnh sỏi tiết niệu rất thường gặp tại Việt Nam ở cả hai giới nam và nữ. Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào, phòng tránh bệnh ra sao. Mời quý vị độc giả theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị sỏi tiết niệu và những điều cần biết
1. Tìm hiểu tổng quan về bệnh sỏi tiết niệu
Thống kê cho thấy có đến 10% dân số nước ta bị bệnh sỏi tiết niệu. Bệnh gia tăng hơn vào thời điểm mùa hè nắng nóng. Đây là những tinh thể rắn, cứng xuất hiện ở bất cứ một vị trí nào trong hệ tiết niệu. Dựa vào vị trí của sỏi mà có tên gọi tương ứng, bao gồm:
– Sỏi thận, chiếm khoảng 40% tổng số ca sỏi tiết niệu.
– Sỏi niệu quản, chiếm khoảng 28% tổng số ca.
– Sỏi bàng quang, chiếm khoảng 26% tổng số ca.
– Sỏi niệu đạo, chiếm khoảng 4% tổng số ca.
Sỏi tiết niệu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước, suy thận… Chính vì thế, thăm khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm và điều trị kịp thời vừa mang lại kết quả cao vừa tiết kiệm chi phí.
Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam
2. Biến chứng thường gặp nếu không điều trị sỏi tiết niệu kịp thời
Sỏi tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:
– Dẫn đến viêm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu. Vi khuẩn trong nước tiểu xâm nhập vào chỗ tổn thương gây ra viêm nhiễm.
– Dẫn đến viêm bàng quang, rò bàng quang, viêm thận: Các tổn thương tại vị trí có sỏi gây ra tình trạng viêm này. Sỏi một khi lớn quá bít đường tiểu dẫn đến viêm thận, ứ nước tại thận.
– Dẫn đến suy thận cấp và mãn tính: Đây là hậu quả tất yếu nếu không điều trị sỏi tiết niệu kịp thời. Các tế bào thận bị tổn thương, dần mất chức năng dẫn đến suy thận cấp và mãn tính.
3. Tìm hiểu về các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh sỏi tiết niệu. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào vị trí sỏi, kích thước và hình dáng viên sỏi. Đồng thời còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh cũng như xem xét các biến chứng của sỏi.
3.1. Tìm hiểu điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp nội khoa
Điều trị nội khoa được chỉ định với sỏi kích thước nhỏ dưới 5mm, bề mặt nhẵn, đơn thuần 1 viên. Đồng thời chưa có biến chứng, niệu đạo và niệu quản thông thoáng không bị hẹp. Khi điều trị nội khoa có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa.
Các thuốc điều trị nội khoa bao gồm: Nhóm thuốc giãn cơ trơn, nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc giảm đau chống viêm. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉnh định thêm thuốc kháng sinh phòng nguy cơ nhiễm trùng.
Lưu ý: Điều trị nội khoa cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định.
Tìm hiểu thêm: Tán sỏi tiết niệu an toàn, không đau và những điều cần lưu ý
Sủ dụng thuốc trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu cần được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa
3.2. Tìm hiểu điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp ngoại khoa
3.2.1. Phương pháp điều trị sỏi mổ mở truyền thống
Phương pháp mổ mở kinh điển xâm lấn lớn, có nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Bệnh nhân mất nhiều máu, sẹo xấu, thời gian nằm viện dài ngày, hồi phục chậm… Do đó ngày nay phương pháp này ít được áp dụng.
3.2.2. Điều trị sỏi bằng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao
Việc điều trị sỏi tiết niệu hiện nay đơn giản, hiệu quả hơn rất nhiều nhờ phương pháp tán sỏi công nghệ cao. Các phương pháp này vừa điều trị sỏi hiệu quả vừa có nhiều ưu điểm vượt trội.
Điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp này áp dụng cho tán sỏi thận, tán sỏi niệu quản. Áp dụng cho sỏi kích thước nhỏ, ít viên. Tỷ lệ tán sạch sỏi trong 1 lần thực hiện lên đến 85%.
Tán sỏi ngoài cơ thể hoàn toàn không xâm lấn. Bệnh nhân có thể ra viện ngay. Hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần. Không có vết mổ nên hạn chế tối đa nhiễm trùng. Đảm bảo tính thẩm mỹ cao vì không gây ra sẹo.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi ngược dòng áp dụng điều trị được sỏi tiết niệu ở nhiều vị trí. Ưu điểm tỷ lệ sạch sỏi cao. Tán sỏi theo đường tự nhiên nên không có vết mổ, ít chảy máu. Thời gian thực hiện trung bình chỉ từ 30 đến 50 phút. Bệnh nhân ra viện ngay chỉ sau 3 ngày.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Áp dụng điều trị cho sỏi san hô, sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên. Các trường hợp bị sỏi tiết niệu kèm hẹp niệu quản hoặc hẹp niệu đạo đều có thể xử lý được bằng tán sỏi qua da.
Phương pháp này xâm lấn rất ít, chỉ có 1 đường rạch nhỏ trên da đường kính khoảng 5mm. Hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau tán sỏi. Bệnh nhân hồi phục nhanh.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI áp dụng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao trong điều trị sỏi tiết niệu. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, TCI trở thành địa chỉ uy tín của hàng vạn bệnh nhân trên cả nước đến thăm khám, điều trị bệnh lý thận – tiết niệu.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ tốt chữa sỏi thận – Căn bệnh phổ biến
Phương pháp tán sỏi qua da thực hiện tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI
4. Phòng ngừa tái phát sau điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu có đặc điểm rất dễ tái phát. Vì thế sau khi được điều trị cần có chế độ ăn uống khoa học để phòng tái phát sỏi.
– Cần uống đủ nước, nhất là vào mùa hè thời tiết nóng bức.
– Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn bữa ăn.
– Hạn chế thực phẩm giàu đạm từ các loại thịt đỏ.
– Bổ sung thực phẩm chức năng và Vitamin C, canxi phải theo chỉ định bác sĩ.
– Điều trị dứt điểm bệnh về đường tiết niệu như viêm, nhiễm khuẩn…
– Từ bỏ thói quen nhịn tiểu.
Điều trị sỏi tiết niệu khi sỏi nhỏ, chưa biến chứng đơn giản và ít tốn kém. Ngược lại, khi sỏi kích thước lớn và đã gây ra biến chứng việc điều trị chắc chắn sẽ tốn kém hơn. Hiện nay, với các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, điều trị sỏi đã trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh có cơ hội điều trị dứt điểm được sỏi và hạn chế biến chứng. Tuy nhiên, tán sỏi công nghệ cao là một kỹ thuật khó, do đó người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám và thực hiện. Việc thực hiện tại bệnh viên uy tín vừa đảm bảo an toàn trong điều trị vừa tiết kiệm chi phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.