Nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả được quan tâm nhất hiện nay. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp mổ truyền thống. Vậy quy trình thực hiện nội soi và ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về nội soi tán sỏi ngược dòng
1. Khái niệm về phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
Nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp sử dụng ống nội soi đi từ niệu đạo vào bàng quang. Thiết bị sẽ tiếp cận tới vị trí chính xác của sỏi trong tiết niệu. Sau đó năng lượng laser sẽ phá vỡ sỏi sau đó hút ra ngoài.
Bệnh nhân không cần phải mổ mà vẫn loại bỏ được hết các loại sỏi to, sỏi rắn. Phương pháp này giúp hạn chế tối đa tổn thương của cơ thể và không gây đau đớn, sợ hãi cho người bệnh. Sau điều trị bệnh nhân cũng nhanh chóng phục hồi.
Nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp điều trị hiệu quả
2. Quy trình chi tiết các bước nội soi tán sỏi ngược dòng
Các bước thực hiện nội soi tán sỏi
Đầu tiên, bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm chụp chiếu giúp xác định tình trạng sỏi. Dựa vào các kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chữa sạch sỏi. Các bước thực hiện:
– Bệnh nhân được gây tê tủy sống
– Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn nằm theo tư thế sản khoa. Chuyên viên sẽ tiến hành đặt ống nội soi vào niệu đạo dưới sự hướng dẫn của camera trên màn hình. Ống nội soi đi từ niệu đạo vào bên trong và tiếp cận tới vị trí của sỏi nằm.
– Sau khi tới gần sỏi, năng lượng laser cực lớn được phát ra để tán vỡ sỏi
– Bác sĩ bơm rửa vào bên trong để hút sỏi ra ngoài
– Ống sonde được đặt vào để hạn chế tắc nghẽn đường tiết niệu và nhiễm trùng
– Ống sonde sẽ được rút ra sau khoảng 3 tới 5 ngày phụ thuộc vào tình trạng sỏi của bệnh nhân.
3. Các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
Hiện nay, mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý của thủ thuật này.
3.1 Ưu điểm của nội soi tán sỏi ngược dòng
– Không để lại sẹo, tránh được các biến chứng do mổ mở gây ra
– Phục hồi nhanh chóng, an toàn: Ca phẫu thuật diễn ra khá nhanh chóng chỉ trong vòng 30-60 phút. Bệnh nhân được gây tê tủy sống nên hoàn toàn không đau và tỉnh táo. Sau khi thực hiện tán sỏi 3-6 tiếng bệnh nhân có thể ăn nhẹ và xuất viện sau 1 ngày.
3.2 Nhược điểm của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
– Bệnh nhân bị hẹp, viêm niệu đạo không thể sử dụng phương pháp này
– Đối với sỏi có kích thước quá lớn và rắn cần can thiệp mổ mở
– Xảy ra một số biến chứng sau tán sỏi: Tổn thương niệu quản, ống nội soi không đặt được chính xác vào vị trí có sỏi vì vậy không thể bắn vỡ sỏi. Mức độ thành công của tán sỏi phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ.
Để phát huy tối đa ưu và nhược điểm của phương pháp này, bệnh nhân cần chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại.
Phương pháp này có thể xử lý nhiều loại sỏi với kích thước khác nhau
4. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng
Phương pháp tán sỏi ngược dòng sẽ có những trường hợp khuyến khích và hạn chế sử dụng. Cụ thể như:
4.1 Các trường hợp được chỉ định
Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi thận laser cần đảm bảo các điều kiện:
– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và nhỏ hơn 1cm khi tán sỏi ngoài cơ thể, điều trị nội khoa không thành công
– Sỏi đài bể thận nhỏ hơn 3 cm và có hình dáng đơn thuần, nhiều viên
– Sỏi thận bị sót hoặc tái phát sau phẫu thuật mổ mở
– Sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau khi tán sỏi bằng ống cứng hoặc bán cứng
– Sỏi niệu quản di chuyển vào thận trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc để lấy sỏi
– Trường hợp tán sỏi nội soi qua da (PCNL) sẽ sử dụng ống soi mềm phối hợp. Trường hợp khó tiếp cận hoặc mở bể thận kết hợp ống soi mềm lấy sạch sỏi.
– Chỉ định tán sỏi bằng ống soi mềm một thì với sỏi niệu quản đoạn cao.
4.2 Chống chỉ định
Các trường hợp bệnh nhân không áp dụng phương pháp tán sỏi này
– Niệu đạo hẹp, gấp khúc, dị dạng thận
– Những người có sỏi đài bể thận kích thước > 3cm
– Người bị u xơ tuyến tiền liệt trên 50 gr
– Bệnh nhân đang nhiễm khuẩn đường tiết niệu
– Bệnh nhân đang bị rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông
– Bệnh nhân đang bị bệnh về thận
– Sỏi đài dưới với IL > 3 cm, IW
– Chống chỉ định với trường hợp gây mê hồi sức
Tìm hiểu thêm: Tán sỏi tiết niệu an toàn, không đau và những điều cần lưu ý
Các trường hợp hẹp niệu đạo không thể nội soi tán sỏi
5. Các biện pháp giúp phòng ngừa tái phát sau nội soi tán sỏi ngược dòng
Sỏi tiết niệu có nguy cơ tái phát sau điều trị vì vậy mọi người cần hình thành thói quen khám bệnh định kỳ để kiểm tra sức khỏe. Thời gian cần kiểm tra có thể từ 6 tháng tới một năm. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng nhiều đến việc tái phát và hình thành sỏi. Bệnh nhân cần lưu ý thực hiện một số yêu cầu sau:
– Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đủ nước giúp thường xuyên bài tiết cặn ra khỏi cơ thể. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung uống các nước trái cây, trà thảo dược, canh,…
– Bệnh nhân tuyệt đối không được nhịn tiểu hoặc ngồi một chỗ quá lâu
– Hạn chế ăn quá nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều đạm, chứa nhiều oxalat vì dễ gây hình thành sỏi
– Bổ sung ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp cho cơ thể vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa,…
– Luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống có gas, cồn, chất kích thích
– Sau khi xuất viện, bệnh nhân nên nghỉ ngơi điều độ, không vận động quá sức
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nội soi u xơ tuyến tiền liệt
Nên bổ sung ăn nhiều rau xanh để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Nội soi tán sỏi ngược dòng là bước tiến vượt bậc trong điều trị sỏi tiết niệu. Sỏi càng được phát hiện sớm sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Suy thận, hỏng thận,…Với y học tiên tiến như hiện nay việc điều trị sỏi hoàn toàn không gây đau đớn, bệnh nhân cũng phục hồi nhanh hơn. Vì vậy ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị sỏi, bạn nên tới các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.