Phương pháp can thiệp hay điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng cho bệnh nhân mắc sỏi bàng quang khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc sỏi có kích thước lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp nhưng đối với sỏi bàng quang chủ yếu là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tán sỏi bàng quang bằng laser là phương pháp tân tiến nhất đang được nhiều bệnh viện và các bác sĩ ưu tiên áp dụng vì nhiều ưu điểm.
Bạn đang đọc: Tán sỏi bàng quang bằng laser – Nội soi lấy sỏi ít xâm lấn
1. Bệnh sỏi bàng quang & Phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser
Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý sỏi tiết niệu, gây ra do nhiều nguyên nhân như: Sự hình thành của sỏi tại bàng quang do tình trạng ứ nước tiểu, sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang, hoặc do thói quen sinh hoạt…
Để điều trị sỏi bàng quang, điều đầu tiên các bác sĩ sẽ xác định tình trạng sỏi từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc để tan sỏi khi sỏi còn nhỏ và cần can thiệp phẫu thuật khi sỏi lớn và không tan sau khi dùng thuốc.
Phương pháp tán sỏi bàng quang nội soi sử dụng laser (còn được biết đến với tên gọi tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser) là công nghệ lấy sỏi ra ngoài cơ thể bằng đường tự nhiên đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Là kỹ thuật xâm lấn tiểu thiểu, đi vào bằng đường tự nhiên của cơ thể, nhưng bệnh nhân vẫn có thể được lấy sỏi ra ngoài hoàn toàn.
Sỏi bàng quang là bệnh chiếm 1/3 trong tổng số ca mắc sỏi tiết niệu
2. Chỉ định và chống chỉ định tán sỏi bàng quang thông qua nội soi
2.1 Một số chỉ định áp dụng nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được áp dụng cho các trường hợp sau:
– Khi sỏi tồn đọng trong bàng quang mà không thể tự thoát ra ngoài bằng cách tự nhiên hoặc sau khi đã điều trị nội khoa mà không có hiệu quả.
– Chỉ định nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser áp dụng với hầu hết sỏi bàng quang không phục thuộc vào kích thước hay vị trí. (sỏi càng nhỏ sẽ càng cho ra kết quả sạch sỏi cao nhất)
2.2 Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser
Mặc dù là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ngoại khoa lấy sỏi bàng quang. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các bác sĩ sẽ không chỉ định phương pháp này sau thăm khám
– Kích thước sỏi bàng quang lớn hơn 5cm hay 50mm hoặc có nhiều viên sỏi với các kích thước lớn trong bàng quang.
– Người bệnh sỏi bàng quang có niệu đạo hẹp, không đưa được ống nội soi qua hoặc quá trình đưa ống nội soi vào khó khăn gây ảnh ảnh hưởng đến niệu đạo. Do đó không thể thực hiện được nội soi ngược dòng qua đường tự nhiên.
– Người bệnh mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm nhiễm niệu đạo.
– Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa có đi kèm chống chỉ định gây mê và phẫu thuật.
Trong trường hợp bệnh nhân không thể nội soi ngược dòng tán sỏi, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật mổ mở dựa trên các yếu tố liên quan của người bệnh, để không làm tăng thêm cơ hội bệnh tiến triển.
Tìm hiểu thêm: Cần tránh ăn gì sau phẫu thuật viêm ruột thừa?
Kích thước sỏi bàng quang lớn gây ảnh hưởng đến lựa chọn phương tán sỏi bằng laser
3. Quy trình nội soi tán sỏi bàng quang dùng tia laser
Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Sau đó người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế phẫu thuật lấy sỏi và được gây mê tủy sống hoặc gây mê toàn thân
Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi có gắn camera từ niệu đạo dần dần đi lên đến bàng quang, kiểm tra và xác định số lượng, kích thước sỏi.
Khi đã tiếp cận vị trí sỏi, bác sĩ sẽ sử dụng tia năng lượng laser chiếu trực tiếp vào viên sỏi để làm vỡ thành các mảnh sỏi nhỏ. Tiếp đến bác sĩ sẽ hút hoặc gắp các mảnh vụn của sỏi ra ngoài cơ thể.
Bước tiếp theo để chắc chắn mang lại tỷ lệ sạch sỏi cao, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại. Nếu còn sỏi sẽ tiếp tục tán laser và bơm rửa, hút cho sạch.
Kết thúc quá trình lấy sỏi sẽ tiến hành đặt ống thông qua niệu đạo của bệnh nhân để dẫn nước tiểu ra ngoài. Quá trình này nhằm mục đích cho bàng quang nghỉ ngơi, không căng nước tiểu sau phẫu thuật. Sau 1 ngày bác sĩ sẽ kiểm tra và rút ống thông niệu đạo ra.
4. Lợi ích của phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang
Như đã đề cập phía trên, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser đang được ưu tiên sử dụng để chữa trị lấy sỏi ra ngoài cơ thể. Vậy tại sao phương pháp này lại chiếm ưu thế hơn phẫu thuật truyền thống? Hãy điểm qua những ưu điểm công nghệ tán sỏi này mang lại:
– Đây là kỹ thuật nội soi lấy sỏi thông qua đường tự nhiên, do đó người bệnh không chảy máu, ít đau, bình phục nhanh.
– Thời gian phẫu thuật nhanh chỉ trong khoảng 60 phút tùy vào từng người bệnh. Ngoài ra bệnh nhân có thể ra viện nhanh chóng chỉ sau 1 đến 2 ngày nằm viện theo dõi. Phương pháp này giúp bạn nhanh chóng quay trở về công việc và cuộc sống hàng ngày.
– Hiệu quả của kỹ thuật này mạng lại là có thể dễ dàng lấy sạch lên đến 100%, lấy được hầu hết sỏi các kích thước.
– Đối với phương pháp phẫu thuật nội soi bàng quang tán sỏi, bệnh nhân thường không có tai biến hay biến chứng như trong quá trình mổ mở và nhiễm trùng sau mổ.
Tuy nhiên, để đảm bảo ca phẫu thuật an toàn bạn nên lựa chọn địa chỉ tán sỏi có cơ sở vật chất đủ điều kiện, bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, đã thực hiện nhiều ca nội soi sỏi.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là công nghệ tiên tiến nhưng cũng có một số trường hợp chống chỉ định như sau:
– Không áp dụng với phụ nữ mang thai, người có rối loạn đông máu
– Những bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, niệu đạo viêm nhiễm cũng không áp dụng được
– Ngoài ra sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng thủng hoặc tổn thương bàng quang do đốt laser nhầm chỗ sau tán sỏi. Điều này thường rất ít xảy ra, nếu có sẽ rơi vào các trường hợp cơ sở y tế không đầy đủ điều kiện.
5. Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau nội soi tán sỏi bàng quang
Để bàng quang nhanh chóng phục hồi và tránh tái phát, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp lành mạnh như sau:
– Nguyên tắc bắt buộc sau khi tán sỏi là người bệnh cần uống đủ nước, uống tối thiểu 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn. Nước giúp các vụn, cặn còn sót lại thoát ra ngoài ngăn ngừa tái phát trong tương lai
– Sau tán sỏi người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa để tránh quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, gây áp lực cho bàng quang.
– Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và nước ép giúp lợi tiểu, dễ tiêu hóa và chống viêm, ngăn ngừa tái phát như: Rau cải, rau cần tây, nước ép cam, chanh, bắp cải, mật ong, gừng, nghệ,..
– Hạn chế các loại đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích, hạn chế ăn mặn, chất béo, dầu mỡ, chất đạm, thực phẩm giàu oxalat…
– Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường ít nhất 1-2 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó sẽ bắt đầu luyện tập thể dục nhẹ nhàng, dần dần nâng mức độ để tăng khả năng bài tiết của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang
Bệnh nhân cần uống nhiều nước sau khi tán sỏi bàng quang
Trên đây là những thông tin về phương nội soi tán sỏi bàng quang ít xâm lấn bằng laser. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được sử dụng chính trong đa số các bệnh nhân mắc sỏi bàng quang không tự đào thải ra ngoài cơ thể. Mức độ nguy hiểm trong khi nội soi lấy sỏi của kỹ thuật này là rất thấp, vì vậy khi được chỉ định bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu được đông đảo bệnh nhân tin tưởng cùng đội ngũ bác sĩ chất lượng, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.