4 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn nên biết

Sỏi bàng quang là bệnh chiếm ⅓ trong số các ca sỏi đường tiết niệu. Bệnh được hình thành do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Nắm bắt được nguyên nhân gây sỏi bàng quang sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. 

Bạn đang đọc: 4 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn nên biết

1. Sỏi bàng quang là gì?

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận bài tiết ra, và đào thải ra ngoài cơ thể thông qua niệu đạo. 

Sỏi bàng quang được hình thành do sự tích tụ của các khoáng chất dư thừa tại bàng quang, hình thành nên sỏi. Ngoài ra có thể do sỏi từ thận hoặc niệu quản rơi xuống bàng quang.
Trong trường hợp sỏi nhỏ vẫn có thể tự đào thải ra ngoài thông qua quá trình đi tiểu. Nếu sỏi được tích tụ lâu ngày kích thước lớn không tự đào thải được ra ngoài, sẽ gây ra nhiều triệu chứng như:

– Đau khó chịu vùng bụng dưới. Ở nam giới có thể đau khó chịu ở dương vật

– Đi tiểu khó, không tiểu hết hoặc ngắt quãng giữa chừng, tiểu buốt, tiểu rắt, buồn đi tiểu nhiều lần

– Nước tiểu màu sậm hoặc có máu dẫn đến nước tiểu hơi hồng

2. 4 nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang

2.1 Nguyên nhân gây sỏi bàng quang – Thói quen sinh hoạt

– Sỏi bàng quang có thể tạo ra do bạn uống không đủ lượng nước để hỗ trợ quá trình bài tiết của cơ thể. Mặc dù thận vẫn lọc đào thải các khoáng chất nhưng việc đi tiểu ít sẽ dẫn đến cặn lắng đọng lâu ngày hình thành nên sỏi.

– Người bệnh bổ sung nhiều chất khoáng, canxi, photpho, vitamin C dẫn đến dư thừa

– Ngoài ra, còn có thể do thói quen thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu

– Uống ít nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên sỏi bàng quang.

2.2 Nguyên nhân khiến nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang

Một số người mắc các bệnh lý sau sẽ gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, tạo điều kiện dễ dàng kết tinh sỏi bàng quang

– Sa bàng quang

Nguyên nhân này thường xuất hiện ở phụ nữ hơn là ở nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Khi thành bàng quang yếu và sa xuống âm đạo, dẫn đến ngăn chặn dòng chảy nước tiểu, ứ đọng cặn và hình thành sỏi bàng quang. 

– Phì đại tuyến tiền liệt

Ở nam giới khi tuyến tiền liệt to lên sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu khiến nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang. Điều này có thể dẫn đến các khoáng chất trong nước tiểu kết tinh tích tụ, hình thành sỏi.

4 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn nên biết

Phì đại tuyến tiền liệt có thể dẫn đến ứ đọng nước tiểu tại bàng quang, lặng cặn tạo sỏi

–  Túi thừa bàng quang

Túi thừa bàng quang được hình thành do bẩm sinh hoặc tắc nghẽn nước tiểu nhiều trong bàng quang lâu ngày, khiến tăng áp lực bàng quang, từ đó tạo thành túi thừa bàng quang.

Hơn nữa cổ túi thừa bàng quang thường hẹp nên dễ dẫn đến tình trạng đọng nước tiểu. Từ đó gây nên biến chứng tại chỗ, hình thành nên sỏi bàng quang.

–  Hội chứng bàng quang thần kinh

Dây thần kinh có mối liên hệ với cơ bàng quang, điều khiển các cơ bàng quang co thắt hoặc thư giãn. Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương do các bệnh lý đột quỵ, chấn thương tủy sống hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bàng quang có thể bị ứ đọng nước tiểu, gây sỏi.

2.3 Nguyên nhân gây sỏi bàng quang – Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản rơi

Nguyên nhân có thể gây sỏi bàng quang là do sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang. Khi viên sỏi có kích thước nhỏ trong bàng quang do sự rơi từ thận hoặc niệu quản xuống có thể được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên nhiều trường hợp có sỏi trong bàng quang do không được phát hiện kịp thời và loại bỏ.

Lý do có sỏi trong thận là bởi sự lắng đọng và tích tụ các chất khoáng như canxi oxalat, canxi photphat, struvite, axit uric và cystine ở thận, lâu ngày hình thành nên sỏi.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt ở đâu tốt nhất hiện nay?

4 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn nên biết

Nguyên nhân sỏi bàng quang có thể do sỏi thận, sỏi tiết niệu rơi xuống bàng quang mà không được đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu

2.4  Yếu tố nguy cơ khác gây bệnh sỏi bàng quang

– Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới là có độ tuổi trong khoảng từ 50 trở lên.

– Người mắc bệnh viêm bàng quang mạn tính có thể dẫn đến hình thành sỏi

– Dụng cụ thiết bị y tế đặt trong bàng quang được coi là yếu tố có khả năng gây sỏi: Ống thông nước tiểu, thiết bị phòng tránh thai..

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi bàng quang

Kích thước sỏi càng lớn và người bệnh không điều trị kịp thời sẽ càng gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Bạn có thể gặp các biến chứng về sức khỏe như sau:

– Viêm bàng quang: Do quá trình sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc bàng quang, dẫn đến tình trạng viêm loét. Nghiêm trọng hơn sẽ biến chuyển tiếp tục thành teo bàng quang, ung thư bàng quang…

– Suy thận và viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng: Việc điều trị lúc này khó khăn khăn hơn, mất nhiều thời gian và tiền bạc, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

–  Biến chứng rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo: Nước tiểu chảy rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn của người bệnh gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng.

– Bí tiểu hoàn toàn: Một số trường hợp, sỏi bàng quang to chèn ép, làm tắc gây bí tiểu hoàn toàn. Nước tiểu ứ lại khiến bàng quang căng phồng quá mức, nguy hiểm nhất sẽ gây ra vỡ bàng quang.

4. Cách phòng tránh giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường không có nhiều triệu chứng biểu hiện ra ngoài khi kích thước sỏi nhỏ. Do đó nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc đã có biến chứng. Vì vậy để làm giảm nguy cơ mắc sỏi bàng quang gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên duy trì một số thói quen như sau:

– Bạn luôn luôn phải uống nước từ 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi bàng quang, tránh sự kết tủa của cặn tạo sỏi 

– Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây tươi và hạn chế đồ ăn nhiều chất béo không lành mạnh, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều muối, đường…

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, các loại nước ngọt, vì các chất kích thích này nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, lâu ngày dẫn đến sỏi bàng quang.

– Đặc biệt bạn cần tầm soát sức khỏe định kỳ để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng nên nạp vào cơ thể, tránh thừa các chất gây nên sỏi.

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để quá trình bài tiết của cơ thể diễn ra thuận lợi. Ngoài ra bạn cũng không nên nhịn tiểu bởi sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý ở thận.

4 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Biến chứng của sỏi thận sỏi thận bắt đầu hình thành

Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, uống nước ép để hỗ trợ quá trình bài tiết của cơ thể tốt hơn

Sỏi bàng quang là bệnh có nhiều diễn biến nguy hiểm, vì vậy dựa vào các nguyên nhân gây bệnh bạn cần nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu thăm khám, chẩn đoán và có phương án chữa trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *