Sỏi tiết niệu rất phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu như thế nào và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này ra sao, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu và cách điều trị hiệu quả
1. Nhận biết các triệu chứng của sỏi đường tiết niệu
1.1. Đau thắt lưng – triệu chứng của sỏi đường tiết niệu thường thấy
Khi sỏi xuất hiện ở vị trí đài bể thận sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ. Khi sỏi di chuyển xuống niệu quản, gây ra hiện tượng tắc nghẽn dòng thoát nước tiểu sẽ gây ra triệu chứng đau dữ dội và đột ngột.
Những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra thường có những đặc điểm sau:
– Khởi phát đau sau hoạt động thể lực gắng sức, đi xe đường dài, lao động mệt nhọc…
– Cơn đau xuất hiện tại vùng hố thắt lưng sau đó lan xuống vùng bẹn.
– Cơn đau do sỏi tiết niệu kéo dài từ 30 phút đến hàng giờ đồng hồ.
– Đau bụng, đau lưng kèm theo các triệu chứng tiểu lẫn máu, sốt, rối loạn tiểu tiện… Khả năng cao bạn đang bị bệnh sỏi tiết niệu.
Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu rất thường gặp là đau lưng vùng thận
1.2. Đi tiểu có lẫn máu, nước tiểu có mùi hôi – triệu chứng của sỏi đường tiết niệu không thể bỏ qua
Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, nhất là viên sỏi có bề ngoài xù xì góc cạnh sẽ gây ra những tổn thương. Tại những tổn thương này, vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm, khiến nước tiểu có mùi hôi, màu đục. Sỏi xọ xát làm chảy máu đường niệu sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh đi tiểu có lẫn máu.
Không phải tất cả các trường hợp tiểu ra máu đều có nguyên nhân là sỏi tiết niệu. Nhưng đều là dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề tại thận. Người bệnh cần đến cơ sở y tế kịp thời để được thăm khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
1.3. Tiểu buốt và tiểu rắt, bí tiểu – triệu chứng của sỏi đường tiết niệu
Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu là tình trạng xảy ra khi sỏi ngăn sự thông suốt của dòng nước tiểu:
– Người bệnh có sỏi niệu quản cả 2 bên gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu.
– Người bệnh có sỏi ở cổ bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo.
– Người bệnh có sỏi bàng quang kích thước lớn (chiếm nhiều dung tích bàng quang, khiến không còn chỗ để chứa nước tiểu).
Tìm hiểu thêm: Suy thận độ 1 có hồi phục không?
Tiểu buốt, tiểu rắt là một trong những triệu chứng của sỏi đường tiết niệu
2. Những biến chứng nguy hiểm của sỏi đường tiết niệu bạn phải đối mặt
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và hình dạng của viên sỏi sẽ gây ra những biến chứng khác nhau cho người bệnh.
2.1. Biến chứng giãn đài bể thận và thận ứ nước
Khi sỏi lớn gây cản trở sự lưu thông của đường thoát nước tiểu ra khỏi cơ thể dẫn đến giãn đài bể thận. Khi nước tiểu tồn đọng quá lâu trong hệ tiết niệu là thận ứ nước. Sau đó, dẫn đến căng giãn và chèn ép mô thận khiến thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.
2.2. Biến chứng gây nhiễm trùng toàn bộ hệ tiết niệu
Sỏi tiết niệu có thể gây ra nhiễm khuẩn thông thường. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang, viêm thận. Tình trạng viêm kết hợp với thận ứ nước, thận ứ mủ có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết.
2.3. Sỏi gây suy thận
Đây là biến chứng tất yếu và nặng nhất của sỏi đường tiết niệu nếu không được điều trị. Suy thận cấp và mãn tính gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và tốn kém chi phí.
Ngoài ra sỏi tiết niệu ở khe thận kéo dài có thể dẫn đến teo thận, huyết áp cao. Sỏi tại vị trí cố định có thể gây ra xơ hóa đường tiểu…
3. Các phương tiện chẩn đoán bệnh sỏi đường tiết niệu
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước của viên sỏi. Các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chẩn đoán có thể kể đến như sau:
– Chỉ định siêu âm ổ bụng.
– Chỉ định xét nghiệm các chỉ số nước tiểu.
– Chỉ định chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ…
– Một số trường hợp có chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng viêm.
4. Những cách điều trị sỏi đường tiết niệu hiệu quả
Để đưa ra chỉ định điều trị sỏi đường tiết niệu hiệu quả bác sĩ sẽ căn cứ vào hình dạng, kích thước của sỏi. Đồng thời căn cứ vào tình trạng của viên sỏi, chức năng hệ tiết niệu. Ngoài ra, còn căn cứ vào những biến chứng của sỏi tiết niệu và thể trạng của bệnh nhân.
Những cách điều trị hiệu quả sỏi tiết niệu hiện nay là:
4.1. Áp dụng điều trị sỏi tiết niệu bằng bằng các loại thuốc
Điều trị nội khoa áp dụng cho sỏi kích thước nhỏ và chưa gây ra biến chứng. Đồng thời, người bệnh phải có đường tiểu thông thoáng không bị dị dạng, hẹp…. Các loại thuốc thông thường bao gồm thuốc tan sỏi, thuốc bào mòn sỏi. Cùng với đó là thuốc giảm đau, kháng viêm… Điều trị nội khoa kết hợp với uống nhiều nước và chế độ dinh dưỡng có lợi.
4.2. Áp dụng điều trị sỏi bằng tán sỏi công nghệ cao
Khi sỏi có kích thước lớn, nhiều viên, ở vị trí khó đào thải, sỏi gây ra biến chứng thì can thiệp để loại bỏ sỏi là chỉ định bắt buộc.
Nếu như trước kia để bỏ sỏi phải mổ mở khiến người bệnh có vết mổ dài đến 10 – 15cm. Đồng thời, khiến bệnh nhân bị mất máu, đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng sau mổ. Hiện tại, các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đã và đang được áp dụng rộng rãi. Những phương pháp tán sỏi công nghệ cao này vừa điều trị dứt điểm sỏi tiết niệu vừa có nhiều ưu điểm vượt trội.
>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu
– Tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn, không đau, không chảy máu. Áp dụng phương pháp này thời gian tán chỉ 30 – 45 phút. Sau khi thực hiện xong, người bệnh có thể về nhà ngay.
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ xâm lấn rất ít với một vết rạch chỉ 5mm. Phương pháp này tán được sỏi kích thước lớn, nhiều viên, ở vị trí khó. Người bệnh ít bị chảy máu, ít đau và chỉ cần lưu viện 3 ngày.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng đi theo đường tự nhiên, không đau do được gây tê. Tán hiệu quả sỏi niệu quản. Người bệnh nhanh hồi phục, được ra viện sau 24 đến 48 giờ theo dõi.
Qua bài viết trên, bạn đọc nhận biết được triệu chứng của sỏi đường tiết niệu. Cũng như có thêm những kiến thức về những biến chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Người dân cần đi thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh, khi sỏi còn nhỏ điều trị sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.