Tìm hiểu chung về cách điều trị sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo chỉ chiếm 4% đến 5% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về bệnh sỏi niệu đạo và cách điều trị sỏi niệu đạo giúp người dân trang bị kiến thức tốt hơn về căn bệnh này và chọn được giải pháp loại bỏ sỏi phù hợp nhất.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chung về cách điều trị sỏi niệu đạo

1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo là các tinh thể rắn hình thành và lắng đọng lâu ngày tại hệ tiết niệu tạo ra sỏi. Sỏi niệu đạo chủ yếu do sỏi bàng quang, sỏi thận rơi xuống mà kẹt lại tại niệu đạo.

Theo thống kê, đối tượng chủ yếu mắc bệnh sỏi niệu đạo là nam giới. Lý do bởi nam giới có cấu tạo niệu đạo dài gấp 3 nữ giới. Do đó, nước tiểu dễ bị lắng đọng tạo sỏi hơn. Hoặc sỏi rơi từ trên hệ tiết niệu trên xuống nhưng vì niệu đạo quá dài nên khó thoát ra ngoài hơn.

2. Các biểu hiện thường thấy của bệnh sỏi niệu đạo

Sỏi kích thước càng lớn, bề mặt càng xù xì thì gây ra các triệu chứng càng khó chịu. Thường người bệnh sẽ có những biểu hiện sau đây khi bị mắc sỏi niệu đạo:

– Bị đau vùng bụng dưới, đau vùng sinh dục:

Sỏi niệu đạo gây chèn ép các dây thần kinh cảm giác khiến người bệnh khó chịu. Sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu đạo sẽ gây ra cảm giác đau buốt bụng dưới, nam giới đau dương vật.

Tìm hiểu chung về cách điều trị sỏi niệu đạo

Người bị bệnh sỏi niệu đạo thường có biểu hiện đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu khó…

– Người bệnh bị tiểu buốt, tiểu khó:

Do ống niệu đạo rất nhỏ, sỏi gây chèn ép khiến cản trở lưu thông của nước tiểu, khiến người bệnh tiểu khó. Không chỉ thế, việc sỏi cọ xát vào niệu đạo sẽ gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

– Người bệnh bị tăng tần suất đi tiểu:

Người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn tiểu mặc dù vừa đi vệ sinh trước đó.

– Người bệnh thấy có lẫn máu khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi

Đây là triệu chứng xảy ra khi sỏi cọ xát làm chảy máu niệu đạo. Khi niêm mạc niệu đạo trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm dẫn đến việc nước tiểu có mùi hôi, màu đục.

– Người bệnh bị sốt cao và ớn lạnh do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

3. Phát hiện sỏi niệu đạo bằng phương pháp chẩn đoán nào?

Chẩn đoán bệnh chính xác là việc đầu tiên cần làm giúp quá trình điều trị của người bệnh hiệu quả và chính xác.

Sỏi niệu đạo có thể được phát hiện khi bác sĩ thăm khám bằng cách sờ nắn hoặc khám trực tràng. Nếu sỏi ở niệu đạo sau, khi khám lâm sàng sẽ có tiếng va chạm của sỏi với dụng cụ kim loại.

Không chỉ thế, muốn xác định vị trí và kích thước sỏi bác sĩ còn chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như: xét nghiệm máu, chụp cộng từ MRI, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang hệ tiết niệu phát hiện sỏi, chụp X-quang niệu đạo ngược dòng.

Tìm hiểu thêm: Lý giải nguyên nhân sỏi thận gây đau đớn cho người bệnh

Tìm hiểu chung về cách điều trị sỏi niệu đạo

Bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu đạo trên phim chụp X-quang

4. Những cách điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả hiện nay

4.1. Cách điều trị sỏi niệu đạo bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc

Phương pháp này chỉ có thể điều trị được sỏi niệu đạo kích thước nhỏ và chưa gây ra biến chứng.

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: thuốc giãn cơ trơn, thuốc tan sỏi, thuốc bào mòn sỏi. Đồng thời sử dụng thêm các thuốc giảm đau, chống viêm để chống nhiễm trùng và giảm các triệu chứng khó chịu.

Loại bỏ sỏi bằng thuốc cần kết hợp nghiêm ngặt chế độ ăn uống và tập luyện. Người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đào thải của sỏi.

4.2. Cách điều trị sỏi niệu đạo bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp bác sĩ sử dụng máy tán sỏi, năng lượng phát ra từ máy tán sỏi sẽ tập trung vào khu vực có sỏi và tán vỡ. Sau đó sỏi sẽ được đào thải qua đường tiểu để đi ra khỏi cơ thể.

Phương pháp tán sỏi này được cho là nhẹ nhàng và rất êm ái. Hoàn toàn không xâm lấn, không mổ, không đau. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình tán sỏi. Phương pháp này không gây đau, chảy máu cho người bệnh. Sau tán sỏi người bệnh theo dõi tại viện khoảng 1 giờ là có thể ra viện được.

4.3. Cách điều trị sỏi bằng tán sỏi nội soi ngược dòng bằng năng lượng laser

Để tiến hành thực hiện, người bệnh được gây tê tủy sống. Sau đó, được nhân viên y tế nằm ở tư thế sản khoa. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi tán sỏi theo đường tự nhiên lên niệu đạo và tán sỏi.

Phương pháp này tán được sỏi có kích cỡ to, vị trí khó. Hoàn toàn không mổ, không đau. Người bệnh rất nhanh phục hồi sau tán sỏi. Chỉ cần lưu viện trong thời gian ngắn 1 ngày là được về nhà.

 

Tìm hiểu chung về cách điều trị sỏi niệu đạo

>>>>>Xem thêm: Điều trị sỏi tiết niệu không mổ – Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Cách điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng

5. Những phương pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh sỏi niệu đạo

– Nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại cũng là nguyên nhân gây sỏi. Do đó khi có biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chữa dứt điểm.

– Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để ngăn ngừa sỏi hình thành hay tái phát. Do đó, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể, uống nước ngay cả khi không có cảm giác khát.

– Thói quen nhịn tiểu của người Việt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu đạo nói riêng. Do đó, cần từ bỏ thói quen này để hệ tiết niệu được khỏe mạnh.

– Với những trường hợp bất động lâu ngày như liệt cũng khiến bị sỏi tiết niệu. Do đó, với những đối tượng này cần có hoạt động vật lý trị liệu phù hợp.

– Nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh cho hệ tiết niệu như rau xanh, hoa quả tươi.

– Nên hạn chế ăn mặn hay ăn thịt động vật đỏ, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, đóng hộp, muối chua…

Sỏi niệu đạo tuy chiếm tỷ lệ nhưng gây nguy hiểm vì những biến chứng liên quan đến hệ tiết niệu. Phòng ngừa cũng như phát hiện sớm, có cách điều trị sỏi niệu đạo kịp thời giúp người bệnh an tâm sống khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *