Tán sỏi mật bằng laser và những điều cần biết

Tán sỏi mật bằng laser là phương pháp điều trị sỏi mật tiên tiến. Phương pháp này loại bỏ sỏi hiệu quả và giúp bảo tồn túi mật, bảo toàn chức năng tiêu hóa. Tán sỏi mật bằng laser được coi là bước tiến mới trong điều trị bệnh nhân sỏi mật.

Bạn đang đọc: Tán sỏi mật bằng laser và những điều cần biết

1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi mật

1.1. Bệnh sỏi mật là bệnh gì?

Túi mật là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Đây là cơ quan nhỏ hình trái lê. Túi mật nằm ở vị trí bên phải bụng, nằm ngay dưới gan. Túi mật là nơi tích trữ mật. Dịch mật có vai trò quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn.

Những viên sỏi hình thành trong túi mật gây nên bệnh sỏi mật. Kích thước sỏi mật dao động có thể nhỏ như hạt cát và có viên sỏi mật to như quả bóng bàn. Bệnh khá phổ biến tại quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. Nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tán sỏi mật bằng laser và những điều cần biết

Sỏi mật là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, ước tính có đến gần 20% dân số mắc phải căn bệnh này

1.2. Những nguyên nhân thúc đẩy gây ra bệnh sỏi mật

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sỏi mật được hình thành khi các thành phần trong dịch mật bị mất cân bằng. Khi đó khiến mật không sản sinh được ra dịch mật. Mật không hoàn thành được chức năng tạo điều kiện hình thành sỏi trong mật. Những thói quen sau có thể làm gia tăng tình trạng sỏi mật:

– Thói quen nhịn ăn, bỏ bữa rất hại cho sức khỏe và là nguyên nhân khiến túi mật hoạt động kém. Thói quen giảm cân không khoa học cũng khiến gan sản sinh một lượng lớn cholesterol và điều này dễ dẫn đến bệnh sỏi mật.

– Người bị béo phì cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh sỏi mật cao hơn.

– Phụ nữ mang thai nhiều lần, sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai cũng có nguy cơ sỏi mật cao hơn.

1.3. Những triệu chứng thường thấy của bệnh sỏi mật

– Bệnh nhân bị đau bụng phần gan nhiều và liên tục hàng giờ.

– Bệnh nhân đau nhiều sau ăn hoặc đau thời điểm ban đêm.

– Bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh, nôn mửa…

– Bệnh nhân có biểu hiện vàng da toàn thân và xuất hiện vàng mắt.

1.4. Sỏi mật gây ra những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

– Sỏi mật dẫn đến bệnh viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, viêm và nhiễm trùng đường mật.

– Bệnh sỏi mật có thể dẫn đến viêm tụy, ung thư túi mật.

Tìm hiểu thêm: Điều trị nội khoa sỏi tiết niệu & tán sỏi công nghệ cao

Tán sỏi mật bằng laser và những điều cần biết

Sỏi mật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm tụy, ung thư túi mật

2. Phương pháp tán sỏi mật bằng laser – Hiệu quả cao, nhiều ưu điểm

Tán sỏi mật bằng laser là phương pháp bác sĩ sẽ rạch trên da khoảng 3mm để đưa ống nội soi và đầu tán laser vào cơ thể. Sỏi mật sẽ được tán nhỏ bởi năng lượng laser sau đó hút ra ngoài.

Đây là phương pháp tán sỏi mật tiên tiến. Kỹ thuật hiện đại này giúp điều trị sỏi mật hiệu quả với nhiều ưu điểm:

– Vết rạch trên da chỉ 3mm rất nhỏ, xâm lấn tối thiểu nên người bệnh không đau. Người bệnh không chảy máu, không lo sẹo xấu.

– Phương pháp này tiếp cận được sỏi nằm ở mọi vị trí. Tán sạch hiệu quả trong một lần thực hiện.

– Hạn chế biến chứng sau tán sỏi mật do xâm lấn rất ít.

– Thời gian tán sỏi mật bằng laser nhanh. Người bệnh sau tán sỏi hồi phục nhanh.

– Thời gian nằm viện ngắn, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, thời gian nghỉ dưỡng.

– Đặc biệt, phương pháp tán sỏi mật bằng laser có ưu điểm vượt trội khi bảo toàn được chức năng của túi mật. Có thể nói việc ra đời của phương pháp tán sỏi mật bằng laser đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi mật. Bởi đặc thù bệnh nhân bị sỏi mật ở Việt Nam thường phức tạp: Sỏi nằm ở nhiều vị trí, sỏi phối hợp giữa túi mật và đường mật, sỏi nằm trong gan và ngoài gan. Mà phương pháp tán sỏi bằng laser này có thể điều trị hiệu quả được.

3. Chỉ định và chống chỉ định tán sỏi mật bằng laser trong trường hợp nào

3.1. Những trường hợp được chỉ định tán sỏi bằng laser

– Người bị sỏi mật mà bị viêm túi mật nặng không thực hiện được gây mê.

– Người bệnh sỏi mật những túi mật vẫn còn chức năng. Tán sỏi mật bằng laser giúp bảo tồn chức năng túi mật.

– Người bệnh không bị viêm túi mật hay có polyp trong túi mật.

Tán sỏi mật bằng laser và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi niệu quản ở đâu tốt? Tại Bệnh viện Thu Cúc

Sỏi được tán bằng laser và hút ra ngoài

3.2. Chống chỉ định tán sỏi mật bằng laser trong trường hợp

– Người bệnh sỏi mật có các rối loạn về đông máu.

– Người bệnh sỏi mật có những bất thường mạch máu ở thận.

– Người bệnh bị tăng huyết áp, suy hô hấp.

3.3. Những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện tán sỏi mật bằng laser

Cũng như những can thiệp ngoại khoa, tán sỏi mật bằng laser có thể xảy ra biến chứng:

– Người bệnh có thể bị chảy máu động mạch gan do tia laser.

– Người bệnh sau tán sỏi có thể bị viêm túi mật hay viêm đường mật…

Phương pháp tán sỏi mật bằng laser là kỹ thuật cao. Do đó người bệnh nên chọn bệnh viện uy tín để thăm khám và thực hiện. Điều này giúp người bệnh tránh được những biến chứng đáng tiếc.

4. Những chú ý sau khi thực hiện tán sỏi mật

Sau tán sỏi để quá trình phục hồi nhanh, đồng thời hạn chế tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

– Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ đã kê đơn.

– Sau tán sỏi nên tăng cường uống nước. Cơ thể đủ nước giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn cũng như dự phòng sỏi tái phát.

– Người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể chất mạnh. Tránh va chạm mạnh vào vùng cơ thể vừa thực hiện tán sỏi.

– Người bệnh cần đến bệnh viện tái khám theo đúng lịch hẹn.

– Chế độ ăn uống hàng ngày nên hạn chế thực phẩm nhiều đạm từ thịt động vật. Tránh đồ nội tạng, chiên rán…

– Tăng cường bổ sung khẩu phần ăn rau xanh và trái cây tươi.

Sỏi mật là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê có đến 15% đến 20% dân số mắc phải bệnh sỏi mật. Bệnh sỏi mật gây nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Nhận biết triệu chứng và thăm khám kịp thời giúp quá trình điều trị hiệu quả và ít tốn kém. Có thể nói phương pháp tán sỏi mật bằng laser hiện nay mang lại hiệu quả loại bỏ sỏi rất cao. Không những thế đây còn là phương pháp tối ưu thay thế cho mổ mở bởi có nhiều ưu thế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *