Hẹp niệu quản là căn bệnh khá phổ biến và điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hẹp niệu quản sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho sức khỏe. Tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị hẹp niệu quản ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh hẹp niệu quản và cách điều trị hẹp niệu quản
1. Tìm hiểu chung về bệnh hẹp niệu quản
1.1. Hẹp niệu quản là tình trạng như thế nào?
Hệ tiết niệu của cơ thể con người là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng. Niệu quản là là một cơ quan dạng ống nhỏ thuộc hệ tiết niệu. Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang hoặc cũng có thể là nơi chứa nước tiểu tạm thời. Niệu quản thường có ba vị trí hẹp sinh lý là lỗ niệu quản, phần niệu quản đổ vào bàng quang và phần niệu quản nối với bể thận. Ngoài lý do bẩm sinh khiến niệu quản bị hẹp sinh lý 3 đoạn trên, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hẹp niệu quản bệnh lý.
Bệnh hẹp niệu quản khá phổ biến, có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý gây lên
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp niệu quản bệnh lý
– Tình trạng niệu quản đôi.
– Đoạn nối niệu quản với thận hay với bàng quang có bất thường khiếp niệu quản bị hẹp.
– Người bệnh bị xơ hóa sau phúc mạc.
– Sỏi niệu quản cũng là nguyên nhân gây chít hẹp.
– Viêm nhiễm đường tiết niệu, khiến ống niệu quản bị sưng tấy trong thời gian dài.
– Sự tăng trưởng bất thường của các mô bên trong niêm mạc niệu quản.
– Các khối u phát triển gây hẹp niệu quản.
– Tình trạng táo bón kéo dài cũng khiến niệu quản bị hẹp.
1.3. Tình trạng hẹp niệu quản dẫn đến những triệu chứng khó chịu nào?
Hẹp niệu quản gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu. Do đó, tùy thuộc vào sự tắc nghẽn sẽ gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng:
– Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần.
– Người bệnh đi tiểu có lẫn máu đỏ tươi.
– Người bệnh gặp phải tình trạng khó đi tiểu.
– Người bệnh mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít, luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu hết được.
– Người bệnh có chịu, đau vùng lưng và bụng.
Tình trạng tắc nghẽn nếu như toàn bộ ống niệu quản sẽ gây ra triệu chứng rầm rộ. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang và cách điều trị phổ biến
Hẹp niệu quản có thể gây ra những triệu chứng rất khó chịu như đau bụng dữ dội, đau lưng, khó tiểu…
2. Cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả hiện nay
Các cách điều trị hẹp niệu quản đều nhằm mục tiêu loại bỏ sự tắc nghẽn để nước tiểu lưu thông bình thường. Tiếp đến, là điều trị các tổn thương. Dưới đây là những cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả nhất:
2.1. Cách điều trị hẹp niệu quản bằng dẫn lưu nước tiểu
Hẹp niệu quản bán phần hay toàn phần đường kính ống niệu quản sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Do đó việc điều trị cần phải dẫn lưu nước tiểu ngay, để nước tiểu có thể đào thải ra khỏi cơ thể bình thường. Phương pháp điều trị này, tạm thời giảm bớt những cơn đau do tắc nghẽn, giải phóng nước tiểu, tránh nguy cơ vỡ thận.
Để tiến hành, bác sĩ đặt một ống rỗng ở bên trong niệu quản để đảm bảo niệu quản luôn mở. Hoặc phải tiến hành dẫn lưu nước tiểu từ bể thận qua da. Để thực hiện, bác sĩ tạo một đường dẫn lưu nước tiểu thoát qua da ở mạng sườn. Cách điều trị này, giải quyết được tình trạng ứ đọng nước tiểu, ứ đọng mủ ở đài bể thận.
Chỉ định dẫn lưu nước tiểu là tạm thời hay vĩnh viễn đều phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
2.2. Cách điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp phẫu thuật
Một số trường hợp hẹp niệu quản được chỉ định phẫu thuật khi đáp ứng đủ yêu cầu. Có hai phương pháp phẫu thuật hẹp niệu quản là mổ mở và mổ nội soi. Căn cứ cụ thể vào mỗi trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Mổ mở điều trị hẹp niệu quản có nhiều nhược điểm như gây đau đớn nhiều, mất máu và lâu hồi phục. Phương pháp mổ nội soi là cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả nhiều ưu điểm hơn. Phương pháp này giúp người bệnh đỡ đau, ít chảy máu và nhanh chóng hồi phục.
3. Bệnh hẹp niệu quản có gây nguy hiểm không?
Hẹp niệu quản nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến đường tiết niệu nhiễm trùng nhiều lần. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra tổn thương thận không hồi phục.
Hẹp niệu quản hình thành do khối u bên trong, nếu không được phát hiện sẽ không điều trị kịp thời. Nếu là khối u ác tính, sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hẹp niệu quản còn dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan lân cận.
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi ngoài cơ thể là như thế nào, có nguy hiểm không?
Hình ảnh hẹp niệu quản
4. Chẩn đoán kịp thời để có cách điều trị hẹp niệu quản bằng cách nào?
Những trường hợp hẹp niệu quản bẩm sinh, có thể được phát hiện ra ngay ở giai đoạn thai nhi. Bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng hẹp niệu quản thông qua kỹ thuật siêu âm.
Một số phương pháp có thể phát hiện bệnh hẹp niệu quản:
– Chỉ định xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu: Hai xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện dấu nhiễm trùng của đường tiết niệu. Đồng thời, cho biết có sự hiện diện của thành phần creatinine hay không. Chỉ số này cho biết chức năng hoạt động của thận.
– Chỉ định siêu âm ổ bụng và siêu âm phía sau lưng: Chỉ định này giúp bác sĩ quan sát được các tạng trong ổ bụng, hệ tiết niệu bao gồm thận và niệu quản.
– Chỉ định chụp X- Quang hệ tiết niệu: Chỉ định này cũng giúp bác sĩ kiểm tra được những bất thường của hệ tiết niệu, những bất thường ở thận, bàng quang, niệu quản…
– Chỉ định nội soi bàng quang: Để tiến hành, bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có camera và ánh sáng được đưa vào niệu đạo lên bàng quang. Nội soi hệ tiết niệu bàng quang cho phép bác sĩ quan sát tỉ mỉ bên trong bàng quang, niệu đạo.
– Chỉ định chụp cắt lớp vi tính: Với góc quan sát rộng, nhiều góc độ khác nhau, tạo ra hình ảnh cắt ngang của thận, niệu quản và bàng quang.
– Chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết của các mô tạo nên hệ tiết niệu.
5. Tổng kết
Trên đây là nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị hẹp niệu quản. Những kiến thức này có thể giúp bạn tham khảo. Khi gặp các vấn đề hệ tiết niệu, bạn cần đến các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.