Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị

Hẹp niệu quản là bệnh lý xảy ra ở đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn. Vậy hẹp niệu quản có nguy hiểm không nếu tình trạng tắc nghẽn lưu thông này vẫn tiếp tục xảy ra mà không được điều trị triệt để.

Bạn đang đọc: Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị

1. Thông tin chung về bệnh hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản là bệnh lý một hoặc hai ống niệu quản lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào của niệu quản khiến kích thước niệu quản bị bóp hẹp lại, dẫn đến quá trình vận chuyển đào thải nước tiểu bị ảnh hưởng gây tắc nghẽn, ứ đọng.

Hẹp niệu quản thường có nguy cơ xảy ra ở những đối tượng như: Người bệnh mắc sỏi niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc người bệnh đã có tác động điều trị ngoại khoa đến niệu quản. Phụ nữ đang mang thai khiến tử cung chèn ép vào niệu quản, phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung…

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh hẹp niệu quản thường không rõ ràng khi bệnh ở giai đoạn sớm. Ngoài ra các triệu chứng còn phụ thuộc vào vị trí tắc nghẽn, mức độ phát triển đã ở mức nào, do đó các dấu hiệu có thể bao gồm: Đau lưng, lượng nước tiểu thay đổi, khả năng đi tiểu gặp khó khăn, có máu trong nước tiểu…

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh hẹp niệu quản

2.1 Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – Biến chứng nguy hiểm ở thận

Hẹp niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu không được lưu thông thuận lợi dẫn đến các vấn đề liên quan đến thận. 

– Nước tiểu ứ đọng sẽ khiến cặn trong nước tiểu không được đào thải hết ra khỏi cơ thể, lâu ngày dẫn đến kết tinh tạo thành sỏi thận, sỏi niệu quản

– Nước tiểu không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng ngược dòng, nghĩa là nước tiểu chạy ngược lại thận. Khi thận lưu trữ nước tiểu quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giãn đài bể thận, viêm nhiễm, thận suy giảm chức năng, teo thận, suy thận 

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị

Tắc nghẽn lưu thông của nước tiểu xuống bàng quang sẽ dấn đến nước tiểu quay ngược lại thận dẫn đến giãn đài bể thận, thận ứ nước

2.2 Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – Biến chứng gây ra các vấn đề khác cho sức khỏe

Khi thận đã bị ảnh hưởng và suy yếu, sẽ tạo cơ hội cho rất nhiều bệnh phát sinh khác như:

– Nhiễm trùng hệ tiết niệu: Khi chức năng thận suy giảm đồng nghĩa với khả năng lọc chất thải từ máu kém, dẫn đến chất thải tích tụ trong máu cao. Ngoài ra nước tiểu vẫn ứ đọng mà không được đào thải hoàn toàn. Hội tụ các yếu tố này có thể khiến người bệnh gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Từ đó cũng gia tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng máu nếu không điều trị triệt để. 

– Tăng huyết áp: Mắc bệnh thận và tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi thận nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim ra, nên khi có bất thường ở thận, hệ tim mạch cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.

– Suy nhược cơ thể, mệt mỏi thường xuyên: Khi thận hoạt động không hiệu quả, lượng độc tố không được lọc ra khỏi cơ thể mà đọng lại trong máu, khiến người bệnh khó ngủ, lượng hồng cầu vận chuyển oxy vào não bộ thấp dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng nhanh chóng…

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản

Khi có nghi ngờ bệnh nhân mắc hẹp niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh để chẩn đoán:

– Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra mẫu máu và nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng và chức năng hoạt động của thận.

– Siêu âm: Thực hiện siêu âm khu vực phía sau lưng để xem và đánh giá thận và niệu quản.

– Chụp X-quang: Bác sĩ chèn một ống nhỏ qua niệu đạo, tiêm thuốc nhuộm vào bàng quang và chụp X-quang thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, để kiểm tra lưu lượng nước tiểu bất thường trước và trong khi đi tiểu.

– Nội soi bàng quang: Một ống nội soi có gắn camera được đưa vào niệu đạo hoặc thông qua một vết mổ cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong niệu đạo và bàng quang để đánh giá tình trạng bệnh.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT):Sử dụng tia X quét lên khu vực bác sĩ chỉ định, và kết hợp với xử lý máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang của niệu quản và thận.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI khu vực bụng để chẩn đoán bệnh nghĩa là sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh cắt lớp chi tiết của các cơ quan và mô tạo nên hệ thống tiết niệu.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh hẹp niệu quản và cách điều trị hẹp niệu quản 

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị

Chẩn đoán bệnh nhân mắc hẹp niệu quản tại TCI

4. Phương pháp điều trị hẹp niệu quản và những lưu ý cần thiết

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh, mức độ tắc nghẽn và biến chứng bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hẹp niệu quản phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở nhằm mục đích giải quyết tắc nghẽn, đưa đoạn niệu quản bị hẹp về kích thước bình thường.

Bệnh nhân có thể được đặt sonde JJ (stent) niệu quản hay ống thông đặc biệt được đặt vào niệu quản, nội soi nong rộng niệu quản, phẫu thuật tạo hình niệu quản…

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không – phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: “Đánh bay” sỏi niệu quản, sỏi bàng quang nhờ tán sỏi

Đặt stent điều trị hẹp niệu quản là phương pháp ít xâm lấn, có hiệu quả cao

Sau khi kết thúc điều trị hẹp niệu quản, bệnh nhân khỏe mạnh được xuất viện cần lưu ý:

– Tuân thủ đúng nguyên tắc chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Khi có các triệu chứng bất thường sau dùng thuốc cần đến viện báo lại cho bác sĩ để được điều chỉnh. 

– Chăm sóc vết mổ tránh để nhiễm trùng đối với bệnh nhân phẫu thuật mổ mở.

– Cần tái khám theo đúng lịch để bác sĩ rút ống thông niệu quản sonde JJ.

– Về chế độ ăn uống, bệnh nhân cần lưu ý uống từ 2-3 lít nước, uống thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ có tính kháng khuẩn. Không sử dụng chất kích thích bởi sẽ lâu làm lành vết thương và làm ảnh hưởng hiệu quả của thuốc điều trị.

– Trong tuần đầu điều trị ngoại khoa bệnh nhân chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, không làm việc quá nặng, sau đó dần nâng cao thể lực bằng các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe.

Nếu xác định mắc hẹp niệu quản bạn cần được tiến hành điều trị kịp thời và tuân thủ đúng phương pháp để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *