Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý chỉ xuất hiện ở nam giới. Bệnh có tiềm ẩn những nguy cơ bất lợi đối với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? 

1. Thừng tinh và bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thừng tinh là ống nối từ tinh hoàn đến phần dưới ổ bụng, chứa ống dẫn tinh, mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn nở tĩnh mạch trong thừng tinh ở bùi, cụ thể là ở vị trí phía trên tinh hoàn. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng bệnh phổ biến ở nam giới sau khi đã dậy thì, chiếm khoảng 10-15%. Ngoài ra bệnh cũng xuất hiện chủ yếu của tinh hoàn bên trái hơn là tinh hoàn bên phải. Một số trường hợp khác có thể xảy ra ở đồng thời ở cả hai tinh hoàn.

Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh chỉ có ở nam giới

2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh – Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh

2.1 Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, do đó được xếp vào nhóm bệnh tự phát. Mặc dù là bất cứ nguyên nhân nào thì hiện nay người ta cho rằng nguyên nhân hình thành bệnh xuất phát do van của tĩnh mạch trong bìu bị suy yếu hoặc hoạt động không tốt. Điều này làm cho quá trình đưa máu chảy về tim bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng bị ứ trệ tại bìu và gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh.  

2.2 Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng được chia theo 5 cấp độ:

– Độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, người bệnh chỉ phát hiện thông qua chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu…

– Độ 1: Sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn khi sử dụng nghiệm pháp Valsava – một kỹ thuật thở giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

– Độ 2: Có thể sờ thấy búi tĩnh mạch bị giãn khi người bệnh đứng thẳng.

– Độ 3: Có thể nhìn thấy búi giãn tĩnh mạch khi người bệnh đứng thẳng.

– Độ 4: Có thể dễ dàng nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn bằng mắt dù đứng hay nằm.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường không có hoặc không rõ ràng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn, xoắn ở bìu, hoặc có triệu chứng đau tinh hoàn thì đa số bệnh đã đang ở cấp độ 3, 4.

Triệu chứng đau của bệnh có thể có đặc điểm như: đau từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều, đau tăng khi đứng hay gắng sức, đau có thể giảm khi người bệnh nằm ngửa.

Ngoài ra đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám sức khỏe sinh sản do vô sinh và tính cờ phát hiện bệnh trong quá trình thăm khám.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về tình trạng mắc sỏi bàng quang đi tiểu ra máu

Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 3, 4 có thể nhìn thấy búi tĩnh mạch nhăn nheo, xoắn và nổi trên da bằng mắt thường

2.3 Biến chứng của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh

– Vô sinh là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra ở người mắc bệnh. Theo nhiều báo cáo chỉ ra rằng có đến 40% trường hợp nam giới vô sinh do mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh. Lý giải cho việc dẫn đến khả năng vô sinh đó là bởi:

Tinh hoàn được chứa trong một túi da còn gọi là bùi, không chỉ có chức năng là nâng đỡ tinh hoàn mà còn cung cấp nhiệt độ mát hơn, để tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn nghĩa là các mạch máu giãn rộng làm gián đoạn đến quá trình làm mát, tăng nhiệt độ của tinh hoàn làm chất lượng tinh trùng giảm, hoặc sản xuất ít tinh trùng hơn. Từ đó người bệnh dễ có khả năng vô sinh.

– Biến chứng nguy hiểm tiếp theo đó là thay đổi nội tiết tố, cụ thể là hooc môn quan trọng testosterone, phụ trách độ nam tính, khả năng sinh lý, sinh sản của phái mạnh. Giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ khiến quá trình tinh hoàn sản sinh ra testosterone bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng cương dương kém, giảm ham muốn tình dục và sinh sản…

– Cuối cùng người bệnh có thể gặp tình trạng teo tinh hoàn: Tinh hoàn được tạo nên phần lớn từ các ống sinh tinh hay ống tinh hoàn. Khi bị tổn thương do giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn sẽ co rút, nhỏ hơn  và mềm hơn.

Thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? 

>>>>>Xem thêm: TVTT: Đau vùng bụng cảnh báo bệnh gì?

Người bệnh có thể gặp tình trạng chất lượng tinh trùng kém, có khả năng vô sinh

3. Điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới

Tùy theo những cấp độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng những phương pháp khác nhau. Đối với bệnh nhân ở cấp độ nhẹ có thể điều trị nội khoa, kết hợp theo dõi trong một thời gian nhất định. Nếu bệnh không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì bạn có thể không cần điều trị thêm.

Trường hợp bệnh nhân đau tức tinh hoàn kéo dài, gặp trở ngại trong vấn đề sinh sản, lời khuyên cho bệnh nhân lúc này là cần can thiệp điều trị ngoại khoa – phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như phẫu thuật nội soi qua ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, thuyên tắc qua da…

Ngoài ra sau khi phẫu thuật người bệnh cần lưu ý:

– Tránh hoạt động nặng trong 48 giờ sau phẫu thuật.

– Người bệnh có thể hoạt động bình thường sau khoảng 5-7 ngày.

– Sau phẫu thuật người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vết mổ hàng ngày và chú ý sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

– Tái khám đúng lịch để kiểm tra tình trạng sau phẫu thuật.

4. Một số lưu ý phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh có thể chữa khỏi được, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tái phát bệnh. Vì vậy để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

– Tuân thủ những chỉ định điều trị và tái khám định kỳ của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường bạn cần chủ động đến viện để điều trị kịp thời.

– Nên tránh những hoạt động thể lực quá mạnh, tác động gây áp lực đến vùng bìu.

– Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, khi làm việc nặng cần mặc đồ lót để nâng 2 tinh hoàn lên tránh bị căng giãn.

Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển dần theo thời gian và người bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường khi bệnh ở những giai đoạn sau. Trong trường hợp có thể bạn không gặp những triệu chứng gây đau hoặc khó chịu do bệnh, tuy nhiên để chắc chắn bệnh không gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như vô sinh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *