Nhiều bệnh nhân dù đã được chẩn đoán mắc sỏi bàng quang, nhưng không tiếp nhận điều trị y khoa mà lựa chọn điều trị bằng cách sử dụng các loại nước uống với mong muốn sỏi có thể tự trôi ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Chính vì vậy xuất hiện những câu hỏi như: Người mắc sỏi bàng quang uống gì để khỏi bệnh hay những thức uống nào người mắc sỏi bàng quang nên uống? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc và hiểu đúng về việc sử dụng các loại thức uống cho người mắc sỏi bàng quang nhé.
Bạn đang đọc: Mắc sỏi bàng quang uống gì để hỗ trợ điều trị
1. Hiểu đúng về việc sử dụng thức uống trong điều trị sỏi
Sỏi bàng quang là vị trí viên sỏi nằm trong bàng quang hay bọng đái của người bệnh mà không thoát ra ngoài bằng đường niệu đạo ra ngoài. Sỏi bàng quang hình thành do nhiều nguyên nhân, thông thường khi sỏi còn nhỏ người bệnh khó có thể nhận biết. Chỉ đến khi sỏi tạo ra những cơn đau quặn vùng thắt lưng, lan xuống bẹn, bộ phận sinh dục hay xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau… người bệnh mới đi khám.
Đối với bệnh nhân mắc sỏi bàng quang, điều trị loại bỏ sỏi là điều cần thiết, tránh giữ sỏi lâu trong cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị sỏi theo chỉ định của bác sĩ như điều trị nội khoa sử dụng thuốc kê đơn hay áp dụng các phương pháp loại bỏ sỏi công nghệ cao là bắt buộc. Vậy nên bổ sung các loại thức uống chỉ giúp hỗ trợ điều trị cải thiện bệnh chứ không có tác dụng chữa trị khỏi hay loại bỏ sỏi hoàn toàn. Chính vì vậy người bệnh cần hiểu đúng để đưa ra chế độ ăn uống kết hợp điều trị y khoa mang đến hiệu quả sạch sỏi tối đa.
2. Người mắc sỏi bàng quang nên sử dụng những thức uống nào?
Dưới đây là một số loại thức uống bạn có thể xem xét và đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện bệnh, giảm nguy cơ biến chứng.
2.1 Nước
Nước chiếm trung bình khoảng 70% trọng lượng cơ thể và phân bố đến các cơ quan trong cơ thể một cách không đồng đều và đóng vai trò duy trì các hoạt động diễn ra của cơ thể. Trong đó có đến 83% lượng nước trong thận, giúp thận hoạt động ổn định trong việc bài tiết, lọc chất thải thông qua quá trình tiểu tiện.
Chính vì vậy uống đủ nước hàng ngày sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa sỏi thận, làm loãng các chất hình thành sỏi có trong nước tiểu, từ đó hạn chế sỏi gia tăng kích thước. Trong trường hợp nếu bạn mắc bệnh, dù điều trị sỏi tiết niệu bằng điều trị nội khoa hay can thiệp ngoại khoa, bác sĩ đều sẽ yêu cầu bệnh nhân uống nhiều nước. Uống nhiều nước trong quá trình điều trị nội khoa sẽ giúp sỏi có thể dễ dàng trôi theo dòng nước tiểu ra ngoài. Uống nhiều nước trong quá trình điều trị ngoại khoa sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ được những cặn sỏi còn sót lại.
Vậy nên người bệnh mắc sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu cần chủ động uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu, nếu nước tiểu màu đục nghĩa là lượng nước bạn nạp vào cơ thể chưa đủ và cần phải uống thêm.
Uống ít nước làm tăng yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tại đường tiết niệu
2.2 Sỏi bàng quang uống gì – Nước ép rau củ, trái cây
Các loại nước ép từ trái cây và rau củ cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, chất kháng khuẩn tự nhiên, tốt cho quá trình bài tiết, lợi tiểu, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó, tình trạng sỏi bàng quang có thể sẽ không diễn biến nặng hơn. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại nước ép cần tây, nước ép bưởi, nước ép cam, nước ép dứa, nước ép xoài, nước ép ổi, nước ép lựu…
– Nước ép cần tây: Cung cấp lượng natri và kali dồi dào, thức uống này giúp người bệnh lợi tiểu, chống lắng cặn hình thành sỏi. Đồng thời nước ép cần tây cũng sở hữu lượng lớn polyacetylene được biết đến như một chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do quá trình co xát của sỏi ở bàng quang.
– Nước ép quả lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và axit citric giúp nâng cao khả năng thải độc tố và bài tiết của thận, tạo điều kiện thuận lợi để đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
– Nước ép cam, chanh, quýt, bưởi tốt cho người mắc sỏi bàng quang hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bởi citrat có trong thức uống này làm cho nước tiểu giảm tính axit, giảm sự tích tụ và phát triển lớn hơn.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là bệnh viêm cầu thận cấp?
Nước ép cần tây tốt cho người bệnh mắc sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu
2.3 Sỏi bàng quang uống gì để hỗ trợ cải thiện bệnh – Nước dừa
Người mắc sỏi bàng quang có thể uống nước dừa trong quá trình điều trị bệnh bởi nước dừa có rất nhiều lợi ích như: Giúp người bệnh lợi tiểu, kích thích quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn, từ đó ngăn chặn tình trạng sỏi kết cụm phát triển to hơn, đồng thời cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Bên cạnh đó với nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như vitamin B, C, kẽm, kali, sắt, protein… còn giúp người bệnh có thêm năng lượng và cải thiện chức năng hoạt động của hệ bài tiết.
2.4. Nước râu ngô
Trong y học cổ truyền, râu ngô là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh trong đó có các bệnh lý về sỏi tiết niệu. Sử dụng nước râu ngô tốt cho quá trình thanh lọc, giải độc, tăng bài tiết của cơ thể. Lượng nước tiểu có thể tăng lên nhiều hơn, kích thích bạn đi tiểu, do vậy những chất cặn trong bàng quang dễ dàng được hòa cùng dòng nước tiểu đi ra ngoài.
Bạn có thể dùng nước râu ngô bằng cách chọn râu ngô già, vàng óng, rửa sạch, nấu cùng với nước và uống hàng ngày
2.5 Trà thảo mộc
Các loại trà hoa, trà gừng, trà húng quế, trà bồ công anh, trà kim tiền thảo… đều chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm giúp làm sạch đường tiết niệu và tránh nguy cơ nhiễm trùng do sỏi do sỏi lâu ngày gây ra.
3. Những thức uống không tốt cho người mắc sỏi bàng quang
Bên cạnh những thức uống có lợi cho sức khỏe thì cũng có một số loại thức uống nhất định người bệnh cần lưu ý tránh để bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể là rượu, bia, đồ uống có cồn, đồ uống có gas, cà phê, trà chè đặc…
Người bệnh sử dụng các loại thức uống này sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận, khiến thận hoạt động kém hơn, do đó dễ dẫn đến các biến chứng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phụ huynh nên cảnh giác với bệnh viêm tiết niệu ở trẻ
Người mắc bệnh sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn… để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn
Dù có tác dụng tốt và nhiều lợi ích trong việc điều trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang nhưng khi sử dụng các loại nước uống trên, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề. Các cách làm này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được các phương pháp điều trị y khoa. Ngoài ra, để có thể hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả như mong muốn người bệnh cũng cần thực hiện đều đặn và có thể tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.
Khi cơ thể có những dấu hiệu hay triệu chứng của sỏi, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Không nên tự điều trị sỏi tiết niệu chỉ bằng cách sử dụng những thức uống như trên, bởi sỏi càng lớn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng càng cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.