Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh lý tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, chất lượng tình dục của nam giới. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có cái nhìn tổng quan nhất ngay sau bài viết này.

Bạn đang đọc: Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

1. Tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì và các cấp độ bệnh?

1.1. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là tình trạng gì?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay chính là bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nam giới. Căn bệnh này vừa phổ biến lại vừa có khuynh hướng gia tăng. Tuy nhiên, ít nam giới trang bị kiến thức cho mình để nhận biết dấu hiệu của bệnh, kịp thời điều trị. Đây là một bệnh nam khoa khá nguy hiểm, bệnh hình thành do tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn ra và xoắn lại. Điều này, khiến máu không đi từ tinh hoàn xuống ổ bụng được như bình thường mà chảy ngược vào trong tĩnh mạch. Từ đó gây ứ đọng và sưng viêm tinh hoàn.

Thông thường có đến 90% số ca bệnh là ở tinh hoàn bên trái. Cũng có trường hợp bị giãn cả hai bên tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh ở nam giới

1.2. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có những cấp độ nào?

Theo đánh giá của các bác sĩ, giãn tĩnh mạch tinh hoàn phát triển qua 3 cấp độ:

– Cấp độ 1: Người bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng, không có cảm giác đau tinh hoàn, khi quan sát không nhận biết được bằng mắt thường. Để phát hiện được bệnh giai đoạn này, người bệnh phải thực hiện siêu âm tinh hoàn.

– Cấp độ 2: Tĩnh mạch tinh hoàn giãn to, người bệnh có thể sờ và quan sát thấy được các búi tĩnh mạch giãn hai bên của tinh hoàn.

– Cấp độ 3: Giai đoạn này bệnh đã nặng, các đường tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo. Người bệnh có dấu hiệu đau tức, sưng vùng bìu, gốc dương vật. Đồng thời tinh hoàn bị giãn ra và teo nhỏ. Để bệnh diễn biến đến giai đoạn này, người bệnh phải đối diện với nguy cơ vô sinh rất cao.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch tinh nam giới

– Do bẩm sinh: Khi em bé trai được sinh ra đã tồn tại những bất thường về cấu trúc tĩnh mạch tinh hoàn.

– Do cơ địa bệnh nhân: Người bệnh có hệ thống van tĩnh mạch bất thường, mạch máu bất thường tự thân.

– Do chấn thương thể thao cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch hai bên tinh hoàn.

– Do tính chất công việc nếu phải ngồi làm việc hay đứng làm việc thường xuyên cũng dễ bị mắc phải căn bệnh này.

– Do hệ thống van tĩnh mạch của nam giới bị suy yếu.

– Do tình trạng trào ngược các chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận vào tĩnh mạch tinh hoàn. Điều này khiến ứ đọng máu tĩnh mạch, từ đó làm giãn tĩnh mạch tinh.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý quan trọng khi tán sỏi ngoài cơ thể(eswl)

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Bệnh gây sưng đau, ảnh hưởng đến khả năng tình dục và gây vô sinh

3. Các triệu chứng thường gặp nhất khi nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh

Triệu chứng bệnh sẽ tăng nặng hơn tùy theo cấp độ phát triển của bệnh.

– Người bệnh bị sưng phù đau nhức ở tinh hoàn và gốc dương vật. Tình trạng đau nhức nặng hơn khi người bệnh vận động hoặc lao động nặng nhọc.

– Người bệnh bị đau nhức khi quan hệ tình dục.

– Người bệnh nhìn thấy tinh hoàn bị giãn ra và teo nhỏ hơn.

– Tinh hoàn bệnh nhân chảy xệ, sờ vào gốc dương vật thấy có búi ngoằn ngoèo.

– Người bệnh có cảm giác nặng trĩu vùng bìu.

– Các khối sưng xuất hiện phía trên khu vực bìu.

4. Sự nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn đối với nam giới

– Cảm giác đau nhức, sưng, tức luôn thường trực gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm việc của nam giới.

– Bệnh gây teo tinh hoàn khiến nam giới tự ti.

– Ảnh hưởng đến khả năng tình dục do khi quan hệ nam giới bị đau nhức.

– Bệnh gây suy giảm sản xuất hormon sinh dục nam, làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

– Bệnh gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng gây vô sinh nam.

Có thể nói bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh lý nam giới và khả năng sinh sản. Do đó, nam giới cần chủ động tầm soát, phát hiện kịp thời để thăm khám điều trị tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Những cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như siêu âm, chẩn đoán hình ảnh… để xác định mức độ bệnh và phương pháp điều trị tối ưu.

5.1. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng đường uống thuốc

Các trường hợp bị bệnh nếu ở cấp độ nhẹ, được phát hiện sớm. Các loại thuốc điều trị có tác dụng giảm đau, chống viêm. Từ đó sớm giúp ổn định khả năng sinh lý.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp thông tin cần biết về chi phí tán sỏi ngược dòng

Ở giai đoạn đầu bệnh có thể được chữa bằng nội khoa

5.2. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng can thiệp ngoại khoa

Chỉ định áp dụng bắt buộc khi nam giới có nhiều triệu chứng bệnh ở cấp độ nặng:

– Phẫu thuật mở:

Bác sĩ mổ một đường vào bìu hoặc vùng bẹn của người bệnh để can thiệp vào các mạch máu bị giãn.

Mổ mở gây đau đớn cho người bệnh, thời gian hồi phục chậm…

– Phẫu thuật nội soi ổ bụng:

Bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ ở vùng bụng vào vùng bìu. Sau đó đưa dụng cụ qua đường vừa tạo để quan sát và sửa chữa tĩnh mạch bị giãn.

Thủ thuật này được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê nên hoàn toàn không đau. Người bệnh có thể ra viện ngay sau khi thực hiện thủ thuật sửa chữa tĩnh mạch tinh hoàn.

– Thuyên tắc mạch qua da chữa giãn tĩnh mạch tinh:

Tiến hành thủ thuật, bác sĩ đưa một ống nhỏ vào tĩnh mạch bẹn hoặc cổ bệnh nhân. Sau khi ống nhỏ này đến được vùng tĩnh mạch bị giãn, dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ đóng các mạch máu lại để ngăn dòng chảy sau đó tiến hành sửa chữa các búi tĩnh mạch bị giãn.

Như vậy, những hiểu biết chung về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn được cung cấp chi tiết. Hi vọng với những kiến thức này, nam giới sẽ chủ động phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe phái mạnh của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *