Có nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành nên sỏi niệu đạo, trong đó sỏi thận rơi xuống niệu đạo và kẹt tại đó là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về triệu chứng, biến chứng của loại sỏi này gây ra, phương pháp điều trị và một số lời khuyên hữu ích để phòng tránh nguy cơ.
Bạn đang đọc: Sỏi thận rơi xuống niệu đạo: Triệu chứng, điều trị, dự phòng
1. Sỏi thận rơi và kẹt tại niệu đạo
1.1 Quá trình sỏi thận rơi xuống niệu đạo là gì?
Quá trình vận chuyển nước tiểu ra khỏi cơ thể bắt đầu từ thận, đi xuống niệu quản, trữ lại tại bàng quang đến một mức căng đầy. Sau đó dựa vào tín hiệu của của não bộ, bàng quang sẽ mở dần ra để nước tiểu chảy xuống niệu đạo và thoát ra ngoài cơ thể. Chính bởi vì cơ chế này, nên khi người bệnh mắc sỏi tiết niệu hay sỏi thận, sỏi sẽ di chuyển theo dòng nước tiểu cũng theo lộ trình như trên. Sỏi có thể trôi được ra ngoài cơ thể trong quá trình đi tiểu khi kích thước
Niệu đạo là một đường ống dài dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể trong đường tiết niệu, có độ hẹp nhất định. Vậy nên quá trình sỏi thận rơi qua niệu quản và bàng quang xuống niệu đạo và mắc kẹt tại đây là một tình trạng bệnh không hiếm gặp. Sỏi kẹt tại niệu đạo thường xảy ra đối với nam giới hơn nữ giới bởi niệu đạo ở nam giới có độ dài gấp khoảng 6 lần so với nữ giới.
Niệu đạo nam giới có chiều dài dài hơn ở nữ giới nên khả năng sỏi kẹt tại niệu đạo ở nam giới cũng phổ biến hơn ở nữ giới
1.2 Sỏi niệu đạo gây ra những triệu chứng gì?
Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang tới lỗ sáo ra ngoài cơ thể, và cũng là con đường duy nhất để đưa nước tiểu ra ngoài. Chính vì vậy sỏi rơi xuống niệu đạo và mắc kẹt tại niệu đạo sẽ dễ gây ra những triệu chứng như:
– Xuất hiện cơn đau: Đau buốt tại dương vật, đau ở bộ phận sinh dục, đau vùng bụng dưới. Cơn đau có thể là đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào từng kích thước viên sỏi cọ xát ở niệu đạo.
– Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu đau, dòng nước tiểu nhỏ, tiểu tắc đột ngột, hay buồn đi tiểu: Lý giải cho tình trạng này là bởi niệu đạo nhỏ, nếu sỏi kẹt tại niệu đạo kích thước càng lớn sẽ càng làm tăng khả năng cản trở dòng nước tiểu, có thể chặn hoàn toàn dòng chảy.
– Nước tiểu có màu máu, hay màu đục: Khi sỏi cọ xát nhiều vào niệu đạo sẽ gây chảy máu khiến người bệnh sẽ nhận thấy nước tiểu có màu máu không trong như bình thường. Ngoài ra khi nước tiểu có kèm lẫn mùi hôi thì sỏi lúc này đã làm tổn thương niệu đạo nghiêm trọng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
– Xuất hiện tình trạng sốt cao, ớn lạnh: Khi có các triệu chứng kể trên kèm sốt cao, ớn lạnh thì có thể đây là một trong những biểu hiện bạn đã gặp tình trạng nhiễm khuẩn hay viêm nhiễm đường tiết niệu.
1.3 Biến chứng của sỏi thận rơi xuống niệu đạo mà không thoát ra ngoài
Cũng bởi vì lý do niệu đạo là con đường duy nhất để lưu thông nước tiểu, nên nếu tắc nghẽn lâu mà không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng gây bất lợi cho sức khỏe như:
– Viêm nhiễm đường tiết niệu: Các vết thương do quá trình sỏi cọ xát gây ra sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
– Bàng quang căng phồng gây ra tình trạng cầu bàng quang: Do nước tiểu không được thoát ra ngoài mà vẫn tích lượng lớn trong bàng quang gây căng tức.
– Thận ứ nước, giãn đài bể thận, từ đó làm suy giảm chức năng thận.
Tìm hiểu thêm: Tán sỏi qua da hết bao nhiêu tiền? Nên tán sỏi ở đâu?
Sỏi kẹt tại niệu đạo lâu ngày sẽ dễ dẫn đến bệnh lý viêm đường tiết niệu
2. Điều trị sỏi thận rơi kẹt tại niệu đạo như thế nào?
Để điều trị sỏi thận hay sỏi đường niệu trên rơi xuống niệu đạo mà không tự thoát ra ngoài cũng chính là điều trị sỏi niệu đạo. Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị loại bỏ sỏi niệu quản thích hợp nhất.
Dựa vào kích thước của sỏi niệu đạo, nếu chưa có biến chứng bệnh, sỏi nhỏ và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc để sỏi có thể tự trôi ra bên ngoài cơ thể thông qua quá trình đi tiểu.
Trong trường hợp, không đáp ứng điều trị nội khoa, dựa vào vị trí sỏi trên đường ống niệu đạo và các yếu tố liên quan khác bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp:
– Sỏi ở niệu đạo trước nghĩa là sỏi nằm ở vị trí gần với lỗ sáo: Bệnh nhân có thể được lấy sỏi bằng cách gắp sỏi niệu đạo qua miệng sáo.
– Sỏi ở niệu đạo sau nghĩa là sỏi ở vị trí gần bàng quang: Phương hương điều trị lúc này là đẩy sỏi vào bàng quang và điều trị loại bỏ như sỏi bàng quang. Bệnh nhân có thể được sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng để lấy sỏi ra ngoài mà không cần mổ mở.
– Phẫu thuật: Chỉ định áp dụng khi sỏi niệu đạo không gắp và không đẩy được vào bàng quang, hoặc sỏi ở túi thừa bàng quang hay bệnh nhân có tình trạng hẹp niệu đạo.
3. Lời khuyên dự phòng sỏi thận rơi và mắc kẹt tại niệu đạo
Do là sỏi rơi từ đường niệu trên xuống niệu đạo, nên việc phòng ngừa mắc sỏi tại đường niệu trên như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang cũng chính là phòng ngừa nguy cơ sỏi rơi xuống niệu đạo. Chính vì vậy người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
– Uống nhiều nước trung bình từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể được hấp thụ đủ nước, dễ dàng cho quá trình bài tiết của cơ thể. Nếu bạn phải vận động làm việc nặng bạn có thể bổ sung nhiều hơn lượng nước trung bình.
– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalat bởi dư thừa oxalat sẽ dễ gây nên sỏi.
– Tương tự bạn cũng không nên ăn mặn, hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều.
– Cắt giảm sản phẩm chứa cafein, đồ uống có cồn bởi chúng cũng làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A, thực phẩm giàu chất xơ…
– Khám sức khỏe định kỳ, nếu có dấu hiệu bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời tránh giữ sỏi lâu trong cơ thể gây nhiều hậu quả.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp tán sỏi tiết niệu
Uống đủ lượng nước mỗi ngày là rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ bài tiết nói riêng
Sỏi mắc kẹt tại niệu đạo nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, vậy nên bệnh nhân cần có những biện pháp can thiệp y khoa sớm và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để bệnh được cải thiện sớm, sỏi được loại bỏ triệt để.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.