Tán sỏi ngoài da là phương pháp nội soi mang đến hiệu quả điều trị sỏi tốt. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi tuy nhiên đây là kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, sỏi được làm vỡ vụn và hút ra ngoài. Bệnh nhân sẽ ít chịu đau đớn, sợ hãi khi điều trị
Bạn đang đọc: Tán sỏi ngoài da – Phương pháp hiệu quả cao
1. Tán sỏi thận qua da là gì?
Tán sỏi ngoài da là phương pháp tán sỏi thành mảnh nhỏ và lấy chúng ra ngoài cơ thể thông qua đường hầm nhỏ tạo từ da vào trong hệ tiết niệu. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng tới khi đạt kích thước như mong muốn. Chuyên gia sẽ đưa máy nội soi vào trong và dùng năng lượng laser tán sỏi. Sau đó, qua đường hầm bác sĩ sẽ đặt ống thông thận để kiểm tra sau mổ. Ống thông sẽ được rút ra sau 1-2 ngày.
Tùy thuộc vào kích thước của đường hầm mà phương pháp này có tên gọi khác nhau:
– Đường hầm tán sỏi kích thước lớn từ 26-30Fr gọi là: Tán sỏi thận qua da chuẩn thức – PCNL
– Đường hầm tán sỏi có kích thước 16-20Fr gọi là: Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ – mini PCNL
– Đường hầm kích thước 10-14 Fr gọi là: Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm siêu nhỏ – Ultra mini PCNL
– Đường hầm siêu nhỏ kích thước 5Fr gọi là: Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm “super nhỏ”
Tán sỏi ngoài da là phương pháp ít xâm lấn
2. Các điểm đặc trưng của phương pháp tán sỏi ngoài da
Tán sỏi qua da sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dựa vào những đặc điểm này mà người bệnh có thể cân nhắc kỹ thuật phù hợp với bệnh của mình.
2.1 Ưu điểm
Tán sỏi qua da có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp mổ mở truyền thống
– Ít xâm lấn: Sỏi được bắn vỡ và lấy ra ngoài qua đường hầm qua da. Người bệnh ít bị chảy máu, không quá đau đớn và ít ảnh hưởng tới chức năng của thận.
– Giảm đau đớn: Do khi phẫu thuật chỉ rạch vết nhỏ vì vậy bệnh nhân sẽ ít cần phải dùng thuốc giảm đau. Cơn đau cũng hết nhanh hơn so với mổ thông thường
– Sẹo thẩm mỹ: Khi mổ mở sẽ để lại sẹo dài khoảng 15cm ở vùng sườn lưng. Đối với phương pháp này vết mổ chỉ khoảng 1 cm vì vậy sẽ ít bị nhiễm khuẩn, sẹo nhỏ
– Sỏi được làm sạch tới gần 100% do có thể quan dưới camera nội soi để kiểm tra toàn bộ niệu quản, đài bể thận
– Tiết kiệm tiền bạc, thời gian: Vì đây là kỹ thuật ít xâm lấn nên sau khi phẫu thuật thời gian nằm viện ngắn. Người bệnh cũng nhanh chóng phục hồi và quay lại cuộc sống thường ngày.
2.2 Nhược điểm
Chi phí cho phẫu thuật cao: Do đây là kỹ thuật mới nên cần phải sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại. Vì vậy chi phí cho ca mổ sẽ cao hơn phương pháp truyền thống.
Yêu cầu bác sĩ có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm: Để đảm bảo ca mổ diễn ra thành công thì các bác sĩ thực hiện cần được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực tế.
Phương pháp này để lại sẹo nhỏ và thẩm mỹ
3. Đối tượng nào có thể áp dụng tán sỏi qua da
Tán sỏi ngoài da có thể hiệu quả khi áp dụng cho một số đối tượng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có các trường hợp không thể điều trị bằng phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể bạn cần biết.
3.1 Đối tượng chỉ định tán sỏi ngoài da
Các trường hợp được chỉ định tán sỏi qua da:
– Sỏi niệu quản ⅓ trên có đường kính > 2cm, sỏi thận không quá cứng
– Người đã thực hiện phương pháp tán sỏi khác nhưng không thành công
– Trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm nhưng còn sỏi đọng lại không thể đào thải ra ngoài
– Người có túi thừa đài thận, sỏi thận kèm hẹp bể thận
– Bệnh nhân không gặp vấn đề về đường tiết niệu
– Bệnh nhân không sử dụng thuốc chống đông máu hoặc đang mắc các bệnh về máu
3.2 Đối tượng chống chỉ định tán sỏi qua da
– Bệnh nhân đang bị rối loạn đông máu chưa được điều trị
– Bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp chưa được điều trị ổn định
– Người đang phải điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu
– Nhu mô thận mỏng
– Bệnh nhân có vấn đề tim mạch, bệnh hô hấp sẽ ảnh hưởng tới gây mê và gây tê
Tìm hiểu thêm: Biến chứng sỏi thận: gây suy giảm chức năng thận
Một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp này
4. Những lưu ý khi tán sỏi qua da
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần lưu ý theo dõi một số dấu hiệu như:
4.1 Chăm sóc sau điều trị tán sỏi ngoài da
– Tình trạng cơ thể: Tình trạng vết mổ, sốt, rò rỉ nước tiểu qua vết mổ
– Tình trạng nước tiểu: Màu, mùi, trạng thái,…
– Người bệnh cần nghiêm túc uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ
– Nhớ tái khám đúng lịch
– Giữ liên lạc với bác sĩ để theo dõi xử lý kịp thời khi có vấn đề
4.2 Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày. Thói quen sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh sỏi thận. Nếu người bệnh bổ sung thực phẩm đúng cách sẽ giúp đề phòng sỏi tái đi tái lại.
4.2.1 Các thực phẩm nên ăn
– Canxi: Người bệnh vẫn cần bổ sung canxi đúng hàm lượng để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào như: Sữa chua, phô mai, sữa tươi,…
– Uống nhiều nước để đào thải độc tố trong cơ thể làm giảm tích tụ cặn bã. Mỗi ngày cần uống tầm 8-10 ly nước, có thể kết hợp uống thêm nước hoa quả.
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, dễ tiêu hóa: Rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A,…
– Tập luyện, vận động nhẹ nhàng sau khi tán sỏi
– Rèn luyện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và điều độ
4.2.2 Nên hạn chế ăn một số thực phẩm
– Hạn chế ăn nhiều chất đạm (protein). Theo nghiên cứu của bác sĩ thuộc Đại học New York thì: Ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên quan mật thiết do đạm làm tăng lượng canxi, acid, phốt pho trong nước tiểu. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 200gr
– Tạm thời dừng uống các loại thuốc: Thực phẩm chức năng, thuốc bổ khi chưa có ý kiến của bác sĩ về việc dùng kèm khi đang điều trị sỏi thận
– Hạn chế ăn nhiều muối: Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3g. Các loại thức ăn chứa nhiều muối: Snack, dưa muối, kim chi, các loại đồ hộp, pho mát,…
– Giảm lượng lượng đường và dầu mỡ trong khẩu phần ăn
– Hạn chế uống các loại đồ uống có gas, trà, cafe, đồ uống có cồn
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi nội soi bàng quang qua đường nào?
Uống nhiều nước để giảm tích tụ sỏi
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và khái quát nhất về tán sỏi ngoài da. Kỹ thuật này được kỳ vọng sẽ dần thay thế phương pháp mổ mở truyền thống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.