Vitamin C có tác dụng gì mà ai cũng nên bổ sung

Vitamin C là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong rau xanh, trái cây và nhiều chế phẩm được bày bán trên thị trường. Tìm hiểu vitamin C có tác dụng gì và những lưu ý trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn.

Bạn đang đọc: Vitamin C có tác dụng gì mà ai cũng nên bổ sung

1. Tìm hiểu chung về vitamin C

Vitamin C (hay axit ascorbic) là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể cần để hình thành các mạch máu, cơ, sụn và collagen trong xương. Không những vậy, vitamin C còn đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể tăng khả năng phòng thủ tự nhiên, tránh khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Nhờ vậy, cơ thể có đủ đề kháng chống lại các chứng viêm và nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.

Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất vitamin C mà chỉ có thể tổng hợp thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là loại vitamin hòa tan trong nước, được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ và trái cây như: Cam, quýt, dâu tây, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn. Ngoài ra, vitamin C còn có trong các chế phẩm tăng cường dạng viên nén, nang, bột. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cách thức bổ sung vitamin C phù hợp.

Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu Vitamin C là khả năng liền vết thương chậm, chảy máu chân răng, chảy máu cam, cơ thể dễ xuất hiện bầm tím, da bị khô và nhăn nheo, cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh, thị lực giảm,… Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách cung cấp vitamin C phù hợp với cơ thể.

Vitamin C có tác dụng gì mà ai cũng nên bổ sung

Vitamin C là một trong 13 loại Vitamin thiết yếu đối với cơ thể

2. Lý do bác sĩ khuyên bổ sung vitamin C mỗi ngày

2.1. Vitamin C có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người dân nên bổ sung vitamin C đều đặn. Lượng vitamin C hàng ngày được khuyến nghị là 75mg ở nữ giới và 90mg ở nam giới. Ở người, vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng:

– Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó kích thích sản xuất bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

– Giúp hấp thụ sắt: Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn, đặc biệt là từ các nguồn thực vật. Điều này rất quan trọng đối với những người có nguy cơ thiếu sắt, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người ăn chay.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Vitamin C giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Giúp vết thương mau lành: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cần thiết cho việc chữa lành vết thương.

Ngoài ra, vitamin C còn có một số tác dụng khác như cải thiện sức khỏe mắt, giảm stress, tăng cường sức khỏe tinh thần, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Để biết cơ thể có đang bị thiếu vitamin C hay không, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn phù hợp.

2.2. Vitamin C có tác dụng gì đối với làn da?

Theo các bác sĩ da liễu, vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Cụ thể, loại vitamin này giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, khi kết hợp với các thành phần bôi ngoài da như kem chống nắng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. Nếu duy trì đền đặn, làn da sẽ được bảo vệ khỏi các tia cực tím có hại, đồng thời giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ, đốm đen.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm quan sát sự thay đổi của làn da trước và sau khi bổ sung vitamin C. Trong đó, chứng minh vitamin C có thể ngăn ngừa nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác. Nó cũng thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi dùng thuốc đặc trị phì đại tiền liệt tuyến

Vitamin C có tác dụng gì mà ai cũng nên bổ sung

Vitamin C có tác dụng bảo vệ làn da và chống lão hóa

3. Lý do uống mãi không thấy vitamin C có tác dụng gì

Thay vì ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi thì có không ít người lựa chọn các chế phẩm vitamin C để bổ sung cho cơ thể. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, nhanh gọn và đảm bảo định lượng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống vitamin C theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua và sử dụng loại vitamin này mà không tìm hiểu kỹ gây ra những hệ lụy sau đây.

– Dư thừa vitamin C làm xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng. Sử dụng vitamin C quá liều trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe, bao gồm: Sỏi thận, mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, tích tụ sắt trong cơ thể.

– Dùng chung vitamin C với một số loại thuốc có thể gây tương tác và làm giảm hiệu quả điều trị. Bệnh nhân đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc chứa estrogen cần thận trọng khi uống chung với vitamin C.

– Không phải ai cũng cần uống vitamin C. Những người bị sỏi thận, mắc các bệnh rối loạn về máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, đặc biệt là các trường hợp đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nền. Ngoài ra, hãy tuân thủ liều dùng đã được quy định, không uống vitamin C nhiều hơn liều lượng được khuyến nghị.

Vitamin C có tác dụng gì mà ai cũng nên bổ sung

>>>>>Xem thêm: Sử dụng Gliclazide điều trị đái tháo đường thế nào cho hiệu quả?

Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng vitamin C

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống hàng ngày. Trong các loại rau củ quả tươi, nước ép trái cây đều chứa hàm lượng lớn vitamin C. Tuy nhiên, hãy chú ý trong việc xây dựng thực đơn, tránh ăn quá nhiều dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.

Bổ sung vitamin C đầy đủ là điều cần thiết cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn có thể liên hệ bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất. Ngoài ra, hãy duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số bên trong cơ thể, đồng thời có phương án điều chỉnh sao cho khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *