Hình ảnh sỏi bàng quang xuất hiện trong hệ tiết niệu

Sỏi bàng quang là một trong những loại sỏi tiết niệu phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp hình ảnh sỏi bàng quang, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị.

1. Tổng quan về bệnh lý sỏi bàng quang 

1.1 Sỏi bàng quang là gì và nguyên nhân hình thành sỏi

Sỏi bàng quang là một dạng tinh thể rắn xuất hiện trong bàng quang người bệnh mà không di chuyển qua niệu đạo và đi ra ngoài theo dòng nước tiểu. Sỏi có thể là một viên hoặc nhiều viên cùng tồn tại trong bàng quang. 

Hình ảnh sỏi bàng quang xuất hiện trong hệ tiết niệu

Hình ảnh viên sỏi xuất hiện trong bàng quang

Nguyên nhân hình thành nên sỏi bàng quang rất đa dạng, bao gồm:

– Lượng nước nạp vào cơ thể ít dẫn đến lượng nước tiểu ít, và cô đặc hơn, đồng thời người bệnh cũng sẽ ít đi tiểu hơn. Kết hợp những điều này dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng dễ kết tinh hình thành nên sỏi.

– Nguyên nhân thứ hai có thể là do sỏi đường tiết niệu phía trên là sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang và mắc kẹt tại đây mà không tiếp tục di chuyển ra bên ngoài.

– Do cấu tạo sinh lý tự nhiên của cơ thể như túi thừa bàng quang, chít hẹp niệu đạo khiến nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang

– Một số bệnh lý tạo điều kiện hình thành sỏi đó là viêm bàng quang, sa bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, hội chứng bàng quang thần kinh…

– Nguyên nhân ít gặp hơn đó là những vật vô tình di chuyển đến bàng quang chẳng hạn như dụng cụ tránh thai; hoặc những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang như ống thông tiểu quên không rút ra có thể tạo điều kiện cho sỏi bám, kết cụm trên bề mặt các thiết bị này.

1.2 Một số hình ảnh sỏi bàng quang trong hệ tiết niệu

Hình ảnh sỏi bàng quang xuất hiện trong hệ tiết niệu

Sỏi với kích thước rất lớn nằm trong bàng quang bệnh nhân

Hình ảnh sỏi bàng quang xuất hiện trong hệ tiết niệu

Sỏi bàng quang được lấy ra bên ngoài sau tán

Qua những hình ảnh thực tế về tình trạng sỏi bàng quang của nhiều bệnh nhân, có thể thấy hầu hết người bệnh đến viện khi các viên sỏi đã đạt kích thước lớn, gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. 

Một số triệu chứng bệnh nhân mắc sỏi bàng quang có thể phải đối mặt đó là: 

– Đau bụng dưới, đau có thể lan hoặc gây cảm giác khó chịu bộ phận sinh dục 

– Tiểu khó, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu không hết nước, tiểu máu hoặc nước tiểu sẫm màu

Nghiêm trọng hơn nữa, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng bệnh:

– Viêm bàng quang cấp tính, viêm bàng quang mạn tính, từ đó có thể gây teo bàng quang, rò bàng quang

– Viêm thận, suy giảm chức năng thận do nhiễm khuẩn ngược dòng

2. Nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu sỏi bàng quang

2.1 Thăm khám, xác định tình trạng bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sỏi bàng quang

Khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện những xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Không nên chịu đựng những triệu chứng làm ảnh hưởng và gián đoạn cuộc sống. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định đó là xét nghiệm nước tiểu, chụp X-Quang, siêu âm, chụp CT. Sau khi đã xác định có sỏi, bệnh nhân nên tiếp nhận điều trị sớm, tránh giữ sỏi lâu trong cơ thể hoặc tìm đến những bài thuốc theo truyền miệng. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, sỏi mới hình thành, sỏi cũ bồi thêm…

2.2 Điều trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang triệt để theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, dựa vào kích thước, tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ biến chứng… bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị loại bỏ sỏi phù hợp nhất.

Điều trị nội khoa

Nếu kích thước sỏi còn nhỏ, sỏi có thể di chuyển được ra ngoài và người bệnh chưa có tình trạng tắc nghẽn… bệnh nhân có thể được cân nhắc sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng để giúp đưa sỏi ra bên ngoài theo dòng nước tiểu đó là thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc giảm đau chống viêm…

Kết hợp với sử dụng thuốc, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để tăng khả năng bài tiết giúp sỏi di chuyển ra bên ngoài dễ dàng.

Bệnh nhân cần lưu ý tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng và thời gian quy định. Ngoài ra, không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Khi sỏi đạt kích thước >10mm hoặc

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu tân tiến lấy sạch sỏi theo “đường tự nhiên”. Cụ thể là bác sĩ sẽ đưa ống nội soi ngược theo lỗ tiểu vào niệu đạo, tới bàng quang nơi chứa sỏi và sử dụng nguồn năng lượng laser bắn phá sỏi, sau đó gắp ra ngoài. Điều trị sỏi tiết bằng bằng kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng có ưu điểm là hoàn toàn không mổ, không để lại sẹo. Bên cạnh đó người bệnh ít đau, ít chảy máu, nhanh phục hồi. Thời gian thực hiện tán sỏi khoảng 30 – 60 phút và có thể ăn nhẹ sau 3-6 tiếng tán sỏi và xuất viện trong vòng 24h nếu sức khỏe ổn định. 

Bên cạnh đó, nếu kích thước sỏi quá lớn, bệnh nhân không đáp ứng chỉ định điều trị sỏi bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, phương pháp cuối cùng được sử dụng là phẫu thuật mổ mở lấy sỏi. 

3. Lời khuyên phòng ngừa sỏi bàng quang tái phát sau điều trị

Sỏi có khả năng tái phát sau điều trị, chính vì vậy một số lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ sỏi tái lại. Điều đạc biệt quan trọng là không chỉ loại bỏ sỏi bàng quang, mà người bệnh cần điều trị triệt để nguyên nhân dẫn đến bệnh. 

– Cụ thể là điều trị toàn diện triệt để sỏi ở đường tiết niệu phía trên nếu có, điều trị các bệnh lý gây ra ứ đọng đường tiết niệu

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên uống nhiều nước mỗi ngày trung bình khoảng hơn 2 lít nước, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều caffein, muối, đường…

– Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao hàng ngày. Nếu bạn là người bận rộn làm những công việc phải ngồi nhiều giờ nên đứng dậy đi lại sau mỗi giờ làm việc.

Cuối cùng người bệnh cũng nên thăm khám sức khỏe hệ tiết niệu định kỳ, để bác sĩ có thể sớm nhận ra những bất thường trong chỉ số sức khỏe, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh, cân bằng lại để hạn chế khả năng sỏi tái phát.

Hy vọng với những thông tin cần thiết về bệnh và hình ảnh sỏi bàng quang thực tế, bạn đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích. Điều trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang nên được thực hiện sớm, người bệnh dễ dàng loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể mà không có bất kỳ tác động dao kéo, sức khỏe nhanh ổn định.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *