Viêm tai giữa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý.
Viêm tai giữa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý. Hầu hết những bệnh nhân viêm tai bị ảnh hưởng tới chức năng nghe và định hướng của người bệnh, nếu bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ
-
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ
- Viêm tai giữa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm vùng mũi họng. Trẻ thường bị viêm tai giữa trong 2-4 năm đầu tiên vì một số nguyên nhân sau:
– Vòi Ot-tát ở trẻ ngắn và nằm ngang so với người lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa dễ dàng. Vòi này của trẻ cũng hẹp và mềm hơn, do đó dễ bịt kín.
– Nấm V.A – những tổ chức hình tuyến nằm ở đằng sau của cổ họng trên và gần vòi Ot-tát – ở trẻ khá lớn và có thể gây cản trở sự đóng mở của vòi Ot-tát.
– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây VTG.
– Dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các em khó chống lại sự nhiễm trùng.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phổ biến nhất là việc tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ.
-
Ngoài ra, có một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phổ biến nhất là
- Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm vùng mũi họng.
Bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông – mùa của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh.
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em:
– Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc, kém ăn, nôn trớ, co giật,…
– Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ lớn có thể kêu tai, còn trẻ nhỏ thì có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
– Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
– Tư thế nằm, nhai và bú có thể gây ra những cơn đau do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Vì thế, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc khó ngủ.
– Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, nó có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn.
– Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời.
-
Tìm hiểu thêm: Polyp mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
– Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời.
- Khi bị viêm tai giữa, trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc, kém ăn, nôn trớ, co giật,…
Hãy để ý nếu trẻ:
– Không có phản ứng với âm thanh yếu.
– Bật to TV hoặc radio.
– Nói to hơn.
– Có biểu hiện mất tập trung ở trường.
Việc chẩn đoán và điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không ít người cho rằng bệnh này đơn giản nên thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải điếc do gặp những biến chứng của các loại thuốc uống, thuốc nhỏ tai không phù hợp.Khi sử dụng thuốc, cần phải dùng đủ liều lượng, đủ thời gian theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ điều trị giữa chừng, dễ gây kháng thuốc.
-
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi như thế nào?
– Có biểu hiện mất tập trung ở trường.
- Việc chẩn đoán và điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Bệnh viện Thu Cúc có chuyên khoa tai mũi họng với trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm có thể khám và điều trị tất cả các bệnh lý tai mũi họng, trong đó có viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Người bệnh có thể yên tâm khi khám chữa bệnh tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.