Strepsils là một loại thuốc dạng viên ngậm được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bị viêm họng, đau họng cấp. Tuy nhiên, hiện nay, một số người vẫn chưa nắm được đầy đủ thông tin về viên ngậm này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả.
Bạn đang đọc: 4 Thông tin chi tiết về viên ngậm đau họng Strepsils
1. Thành phần có trong viên ngậm đau họng Strepsils
Đây là viên ngậm đau họng có thành phần chính là tinh dầu bạc hà và chất kháng khuẩn, do công ty Reckitt Benckiser sản xuất. Hai hợp chất chính trong viên ngậm này là Amylmetacresol 0.6mg và Dichlorobenzyl Alcohol 1.2mg.
Trên thị trường hiện bán nhiều loại viên ngậm đau họng này nhưng chủ yếu chỉ bổ sung tá dược khác để thay đổi hương vị, đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng như:
– Original: chứa 2 thành phần sát khuẩn chính là Amylmetacresol và Dichlorobenzyl Alcohol.
– Cool: có Menthol tạo ra cảm giác the mát và dễ chịu.
– Orange with vitamin C: thêm vitamin C và hương cam.
– Soothing Honey Lemon: thêm tinh dầu chanh và mật ong, thích hợp cho người không thích vị the cay của bạc hà.
– Strawberry Sugar Free: thêm vị dâu, phù hợp với người có vấn đề về hấp thu đường hoặc ăn kiêng.
– Sore Throat and Cough Lozenges: dùng trong các trường hợp bị đau họng kèm nghẹt mũi. Bên cạnh 2 thành phần sát trùng giúp chống lại tình trạng nhiễm khuẩn cổ họng do vi khuẩn, viên ngậm còn có thành phần levomenthol giúp thông mũi nhanh chóng.
– Extra Triple Action Blackcurrant: thêm thành phần hexylresorcinol, để dùng trong việc điều trị viêm họng, giúp giảm triệu chứng đau họng.
– Extra Triple Action Cherry: có hương thơm và vị ngọt của quả cherry, bổ sung thành phần hexylresorcinol 2.4 mg, giúp sát trùng cho cổ họng, giảm các triệu chứng đau họng.
– Children 6+ Lozenges: dành cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên, vị dâu tây, không có đường và màu nhân tạo.
Trên thị trường hiện bán nhiều loại viên ngậm đau họng này
2. Công dụng chính của viên ngậm
Với các thành phần như trên, viên ngậm đau họng này có các công dụng chính như sau:
– Giúp giảm tình trạng bị đau rát cổ họng do viêm họng.
– Cải thiện tình trạng bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở.
– Hỗ trợ điều trị ho do các bệnh về phổi.
– Cải thiện hôi miệng.
– Điều trị nhiễm khuẩn ở vùng miệng và hầu họng.
3. Hướng dẫn cách sử dụng viên ngậm đau họng Strepsils
3.1. Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng Strepsils
Chỉ định
Sản phẩm này chỉ định cho các đối tượng trẻ từ 6 tuổi, người già và người trưởng thành.
Chống chỉ định
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Người đang trong giai đoạn chờ phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật.
Nữ giới đang trong thời kỳ cho con bú hoặc mang thai.
Cơ địa mẫn cảm với các thành phần của viên ngậm này.
Tìm hiểu thêm: Bisoprolol 2.5 mg và bệnh huyết áp, tim mạch
Bạn cần chú ý tới các đối tượng nên và không nên sử dụng
3.2. Liều dùng, cách dùng viên ngậm đau họng Strepsils
Liều dùng viên ngậm đau họng có sự khác nhau tùy theo độ tuổi:
– Người trưởng thành và người già: 1 viên/lần, khoảng cách ngậm giữa mỗi lần khoảng 2 đến 3 giờ, không quá 12 viên/ngày.
– Trẻ từ 6 tuổi có thể dùng liều như người lớn hoặc giảm liều, tối đa không quá 6 đến 8 viên/ngày.
Đây là dạng viên ngậm nên việc sử dụng dễ dàng, chỉ cần đặt viên ngậm vào miệng rồi ngậm như ngậm kẹo để cho tan dần. Bạn tuyệt đối không nhai vì dễ làm giảm công dụng của viên ngậm này.
4. Một số lưu ý khi dùng viên ngậm đau họng này
4.1. Những lưu ý chính
– Xử lý khi quên liều: Ngay khi nhớ ra mình đã quên liều sử dụng, bạn có thể dùng thuốc ngay. Còn nếu thời điểm nhớ gần với thời điểm dùng liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên và không bù liều.
– Xử trí khi ngậm quá liều: Người dùng quá liềucó thể gặp các biểu hiện như buồn ngủ, chóng mặt, khó tiểu tiện, run rẩy, mắt mờ, đi không vững, thở chậm, nôn, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, cáu kỉnh, phấn khích,… Tuy không phải mọi triệu chứng đều có thể gặp phải nhưng nếu xảy ra thì cần dừng dùng viên ngậm để tới cơ sở y tế thăm khám.
– Trong quá trình dùng viên ngậm đau họng này có thể gặp một số tác dụng phụ như: khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; đầu lưỡi bị tê rát nhẹ.
– Viên ngậm này cũng có thể gây tương tác với các loại thuốc khác trong quá trình sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng hãy thông báo với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Điều này giúp bạn có sự điều chỉnh phù hợp, tránh được các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
– Không dùng đồ uống có cồn khi sử dụng viên ngậm này vì dễ bị xuất huyết dạ dày.
4.2. Một số lưu ý khác
– Không nên tự ý tăng quá liều dùng để tránh sự tác động tiêu cực cho hệ hô hấp.
– Thận trọng khi sử dụng cho người không có sự dung nạp đường.
– Không dùng viên ngậm khi nhận thấy đã quá hạn sử dụng.
– Nên bảo quản viên ngậm trong điều kiện nhiệt độ dưới hoặc bằng 30 độ C.
– Cần thận trọng và giảm liều trên bệnh nhân bị suy gan, suy thận. Điều này nhằm tránh khả năng xảy ra độc tính và các tác dụng không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Thông tin cơ bản về allopurinol – thuốc điều trị bệnh Gout
Không nên tự ý tăng quá liều dùng để tránh sự tác động tiêu cực tới hệ hô hấp
Nhìn chung, các thành phần sát trùng của viên ngậm đau họng này có hiệu quả. Cụ thể, nó giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, ngạt mũi,… Nó khá an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên hiệu quả nó mang lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như cơ địa, chế độ nghỉ ngơi, mức độ bệnh, dinh dưỡng, thời gian dùng,…
Để tăng hiệu quả, bên cạnh việc ngậm thuốc, người bệnh nên bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Đồng thời chú ý luyện tập thể thao hằng ngày. Viên ngậm có nhiều loại hương vị khác nhau nên bạn có thể lựa chọn theo sở thích. Nếu sau khi sử dụng khoảng 3 tới 5 ngày mà không thấy cải thiện tình trạng đau rát họng thì nên khám bác sĩ để đánh giá đúng tình trạng bệnh và được hướng dẫn điều trị một cách hiệu quả.
Trên đây là các thông tin tham khảo về viên ngậm đau họng Strepsils, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc tìm hiểu và sử dụng để giúp thuốc phát huy tốt nhất công dụng của sản phẩm này. Nếu gặp phải bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng, hãy nhớ liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ xử trí một cách an toàn bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.