Sỏi niệu đạo triệu chứng như thế nào?

Sỏi niệu đạo là một căn bệnh ít gặp trong các bệnh lý hệ tiết niệu nhưng để lại nhiều biến chứng nếu mắc phải. Sỏi niệu đạo triệu chứng thế nào để người bệnh nhận biết, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Sỏi niệu đạo triệu chứng như thế nào?

1. Bệnh sỏi niệu đạo là gì?

Sỏi niệu đạo là các khối chất rắn cứng nằm trong ống niệu đạo, ngăn chặn nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể. Sỏi có thể tự hình thành tại niệu đạo do các khoáng chất và cặn nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại hoặc cũng có thể là sỏi từ thận rơi xuống niệu đạo.

Sỏi niệu đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân khiến sỏi tái phát nhiều lần, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đường tiểu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát về bệnh, điều trị hiệu quả hơn.

Nam giới có đường niệu đạo dài hơn nữ giới, sỏi khó di chuyển, dễ bị kẹt lại nên thường gặp phải tình trạng này. Sỏi ở niệu đạo thường có xu hướng mắc kẹt tại các đoạn chít hẹp như gốc dương vật, tuyến tiền liệt…

Sỏi niệu đạo nam giới thường chỉ có một viên, có tính chất cứng, hình thoi và nằm dọc trên niệu đạo.

Sỏi niệu đạo triệu chứng như thế nào?

Sỏi niệu đạo là sỏi hình thành hoặc xuất hiện trong niệu đạo

2. Nguyên nhân sỏi niệu đạo hình thành

Sỏi niệu đạo tuy là một căn bệnh ít gặp trong các bệnh lý hệ tiết niệu, tuy nhiên biến chứng mà căn bệnh này để lại vô cùng khó lường. Vậy nguyên nhân nào khiến sỏi hình thành và phát triển tại niệu đạo?

– Nguyên nhân chính và thường gặp nhất là do sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang rơi xuống và kẹt lại tại niệu đạo.

– Hoặc sỏi tự hình thành do kết tinh của cặn nước tiểu và sau đó kẹt lại tại đoạn hẹp của niệu đạo.

– Nam giới bị hẹp bao quy đầu hay bao quy đầu bị viêm dính khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, lâu ngày tạo thành sỏi.

3. Sỏi niệu đạo triệu chứng thế nào?

3.1 Sỏi niệu đạo triệu chứng bên ngoài

Ban đầu khi kẹt trong niệu đạo, sỏi sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến người bệnh nên nhiều bệnh nhân thường không phát hiện ra. Khi sỏi lớn, triệu chứng rõ ràng hơn thì người bệnh mới thấy bất thường. Những dấu hiệu bên ngoài điển hình của bệnh sỏi niệu đạo có thể kể đến như:

– Khó đi tiểu, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu ngắt quãng thành nhiều lần

Niệu đạo là chặng đường cuối cùng để nước tiểu đào thải ra ngoài cơ thể, đây cũng là vị trí hẹp trong hệ tiết niệu. Nên khi sỏi hình thành và kẹt lại trong niệu đạo sẽ làm bít tắc dòng nước tiểu gây nhiều bất tiện và khó chịu khi người bệnh đi tiểu. Lâu dần, từ khó chịu, người bệnh có thể sẽ bị đau đớn do sỏi di chuyển cọ xát vào thành niệu đạo gây tổn thương.

– Tiểu ra máu

Sỏi niệu đạo thường có dạng hình thoi và tính chất cứng nên khi sỏi va chạm và kẹt lại ở niệu đạo sẽ khiến niêm mạc niệu đạo bị đạo bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu sẽ hòa lẫn với máu dẫn đến có màu đỏ nhạt hoặc lẫn máu.

Tìm hiểu thêm: Sỏi thận nguy hiểm không? gặp ở mọi lứa tuổi

Sỏi niệu đạo triệu chứng như thế nào?

Tiểu ra máu là biểu hiện của bệnh sỏi niệu đạo

– Nước tiểu đục, mùi hôi bất thường

Sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi gây viêm đường tiết niệu. Vì vậy, nước tiểu của người bị sỏi niệu đạo thường có mùi hôi bất thường ngay khi vừa tiểu xong.

3.2 Sỏi niệu đạo triệu chứng bên trong

– Đau từng cơn hoặc đau quặn ở bộ phận sinh dục, đặc biệt đau buốt khi đi tiểu. Đường tiểu tắc hoàn toàn thì có thể đau quặn thận. Nhiều trường hợp viên sỏi lớn, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dưới.

– Nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn do vi khuẩn làm nhiễm trùng hoặc viêm đường niệu đạo.

4. Những lưu ý về điều trị sỏi niệu đạo

Khi phát hiện ra những triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để sỏi lâu dẫn đến sỏi lớn, gây nhiều đau đớn và bất tiện. Bên cạnh đó, có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu đạo như:

Điều trị bằng thuốc

Đối với những trường hợp sỏi nhỏ, chưa ảnh hưởng quá lớn đến chức năng của niệu đạo nói riêng và hệ tiết niệu nói chung, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống để sỏi tự đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Một số nhóm thuốc có thể được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc tán sỏi…

Điều trị mổ mở

Với những bệnh nhân kích thước sỏi lớn, tính chất phức tạp thì cần được chỉ định mổ mở để lấy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Bởi mổ hở có thời gian phục hồi và nằm viện lâu; đồng thời cũng đem lại nhiều đau đớn cho người bệnh.

Điều trị tán sỏi công nghệ cao

Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay việc điều trị sỏi niệu đạo đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Phương pháp điều trị này sử dụng tia laser với cường độ cao, tán vỡ vụn viên sỏi trong niệu đạo và gắp bỏ những mảnh to ra ngoài, mảnh nhỏ tự đào thải theo nước tiểu – Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

Sỏi niệu đạo triệu chứng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi nội soi qua da – phương pháp điều trị sỏi hiệu quả

Bác sĩ tiến hành điều trị tán sỏi niệu đạo cho bệnh nhân

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp tán sỏi công nghệ cao hiện đại, với nhiều ưu điểm vượt trội loại bỏ sỏi êm ái, an toàn, không để lại sẹo, không đau đớn, tỷ lệ sạch sỏi cao chỉ trong một lần thực hiện. Đặc biệt, bệnh nhân có thể ra viện ngay sau 1-2 ngày. Đây được coi là giải pháp điều trị sỏi hoàn hảo thay thế mổ mở truyền thống.

Đồng thời, một lưu ý quan trọng cho người bệnh là cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ sau điều trị như: ăn nhạt, uống nhiều nước, kiêng bia rượu, tránh sử dụng chất kích thích… Đồng thời, cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau thời gian dài điều trị.

Bệnh sỏi niệu đạo là bệnh lý nguy hiểm cần được khắc phục, bệnh nhân cần có những phòng ngừa và điều trị tích cực khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế hiện đại để thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh sỏi niệu đạo.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *