Mổ mở cắt túi mật và những điều cần biết 

Túi mật là một cơ quan hình quả lê, nằm ở vị trí dưới gan, phía trên bên phải của ổ bụng. Mổ mở cắt túi mật là một cuộc phẫu thuật để loại bỏ túi mật khỏi cơ thể. Vậy phương pháp mổ mở cắt túi mật này cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Bạn đang đọc: Mổ mở cắt túi mật và những điều cần biết 

1. Vai trò của túi mật đối với cơ thể con người

Túi mật là một cơ quan nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Túi mật là cơ quan dự trữ mật do gan tạo ra. Khi bạn ăn thức ăn, não phát ra tín hiệu để túi mật co bóp đẩy dịch mật qua đường mật, sau đó đổ vào ruột non. Dịch mật có vai trò tiêu hóa mỡ và một số loại vitamin.

Mổ mở cắt túi mật và những điều cần biết 

Túi mật là cơ quan nhỏ, hình trái lê có vai trò quan trọng trong quá trình giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn

Dịch mật là chất dịch có màu vàng pha xanh lục, vị đắng. Gan sản xuất ra dịch mật liên tục và được chuyển vào túi mật dự trữ. Dịch mật có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Khi có sự lắng đọng bất thường của các thành phần có trong dịch mật sẽ dẫn đến sự hình thành của sỏi mật, bùn mật. Sỏi mật nếu không được phát hiện sẽ gây ra đau bụng, viêm túi mật hay viêm tụy rất nguy hiểm.

2. Khi nào có chỉ định bắt buộc mổ mở cắt túi mật

Tiến hành mổ mở cắt túi mật trong các trường hợp chỉ định sau:

– Người bệnh có sỏi túi mật: Đây là lý do đứng đầu bắt buộc phải cắt túi mật. Sỏi mật gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau quặn, rối loạn tiêu hóa nặng. Sỏi mật thường gây ra biến chứng nguy hiểm như tắc mật, viêm nhiễm túi mật…

– Người bệnh có polyp túi mật: Khi người bệnh có polyp túi mật kích thước lớn hơn 10mm kèm theo triệu chứng đau, khó chịu sẽ được cân nhắc chỉ định cắt túi mật.

– Người bệnh bị ung thư túi mật: Điều trị ung thư túi mật bằng mổ mở cắt đi túi mật cùng một phần mô xung quanh là chỉ định bắt buộc. Nhiều trường hợp có thể phải cắt bỏ cả phần hạch lân cận.

– Người bệnh bị viêm tụy.

Chống chỉ định mổ cắt túi mật trong trường hợp người bệnh rối loạn đông máu, đang có nhiễm trùng nặng, không gây mê toàn thân được.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu thận tắc nghẽn điển hình cần biết

Mổ mở cắt túi mật và những điều cần biết 

Người bệnh bị sỏi mật, polyp túi mật, ung thư túi mật… được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật

3. Quy trình thực hiện mổ mở cắt túi mật diễn ra như thế nào?

– Tư thế người bệnh phẫu thuật phẫu thuật mở cắt túi mật: Nằm ngửa.

– Phương pháp vô cảm được áp dụng là gây mê nội khí quản.

– Tiến hành phẫu thuật:

+ Bước 1: Bác sĩ tiến hành mở bụng, rạch da trên rốn hoặc đường dưới sườn phải.

+ Bước 2: Bác sĩ đánh giá tổn thương túi mật và thăm dò các tạng khác trong ổ bụng.

+ Bước 3: Bác sĩ tiến hành cắt túi mật xuôi dòng.

+ Bước 4: Sau cắt túi mật, tiến hành lau rửa ổ bụng và đặt dẫn lưu dưới gan.

+ Bước 5: Tiến hành đóng bụng theo các lớp giải phẫu.

4. Mổ mở cắt túi mật có đau và nguy hiểm không?

4.1. Mổ mở cắt túi mật có đau không?

Loại bỏ túi mật bằng phương pháp mổ mở với đường rạch dài, xâm lấn nhiều. Quá trình thực hiện bệnh nhân được gây mê nên hoàn toàn không đau. Tuy nhiên, sau mổ người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đau vết mổ. So với phương pháp mổ nội soi cắt túi mật, mổ mở tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng hơn.

Giống như tất các các can thiệp ngoại khoa khác, rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Để tránh những biến chứng đáng tiếc, người bệnh nên chọn đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện phẫu thuật.

4.2. Một số biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện cắt túi mật bằng phương pháp mổ mở

– Người bệnh đau vết mổ, xuất huyết: Tình trạng thường gặp nhất. Thông thường triệu chứng sẽ hết sau 1 tuần điều trị bằng thuốc và chăm sóc đúng cách.

– Người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật: Có khoảng 15% số bệnh nhân gặp phải hội chứng này. Với các biểu hiện rất đa dạng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, sốt và vàng da vàng mắt… Hội chứng này sẽ được cơ thể thích nghi với việc không còn túi mật, khi đó các triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần.

– Biến chứng viêm gan: Đây có thể được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi cắt túi mật.

– Biến chứng nhiễm trùng: Do mổ mở với vết cắt dài nên người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nhiễm trùng cao hơn.

– Biến chứng giãn ống mật chủ: Do dịch mật ồ ạt tới ống mật khi túi mật đã bị cắt nên không còn nơi để dự trữ dịch mật.

Mổ mở cắt túi mật và những điều cần biết 

>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi thận – chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Để tránh những biến chứng do phẫu thuật can thiệp cắt túi mật, người bệnh nên đến bệnh viện lớn, có uy tín

5. Hướng dẫn chăm sóc sau mổ mở cắt túi mật

– Sau cắt mật người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…

– Tránh đồ chiên xào, muối chua, đồ chế biến sẵn để giảm tải cho hệ thống gan mật.

– Giữ vệ sinh vết mổ: thay băng gạc hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra vết mổ xem vết mổ có liền thương tốt không, vết mổ có khô ráo không…

– Tập thể dục bằng những động tác nhẹ nhàng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

6. Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe không?

Người bị cắt bỏ túi mật hoàn toàn có thể sống, lao động, sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật hồi phục.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên người bệnh có thể bị đau vùng hạ sườn phải. Triệu chứng này sẽ cải thiện sau 2 đến 3 tuần.

Có khoảng 15% người bệnh đối mặt hội chứng sau cắt túi mật với biểu hiện rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Do dịch mật được đổ trực tiếp vào ruột non mà không có chỗ tích trữ dễ dẫn đến tình trạng thừa/thiếu dịch mật. Điều đáng mừng là khi cơ thể người bệnh đã thích ứng được với việc không có túi mật thì các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện.

Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi cắt túi mật, người bệnh nên có chế độ ăn khoa học và tập luyện phù hợp được bác sĩ hướng dẫn.

Trên đây là những kiến thức về mổ mở cắt túi mật được nhiều bạn đọc quan tâm. Người bệnh tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra một cách thuận lợi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *