Thuốc bổ cho bé là các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết để bù đắp nguồn vitamin, khoáng chất mà bé khó hấp thụ đủ từ thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây là cách thức mà cha mẹ có thể giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng và thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của bé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cha mẹ chọn và sử dụng thuốc bổ cho bé an toàn
1. Các loại thuốc bổ phổ biến cho bé
1.1. Vitamin tổng hợp
Vitamin tổng hợp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé như vitamin A, D, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B12, axit folic, canxi, sắt, kẽm,… giúp:
– Tăng cường cho hệ miễn dịch.
– Kích thích quá trình phát triển trí não và thị giác.
– Tăng cường tiêu hóa.
– Bé ăn ngon miệng, phát triển đồng đều cả về chiều cao và cân nặng.
Một số loại vitamin tổng hợp phổ biến được dùng cho bé hiện nay:
– Pediakid 22 vitamines.
– Well baby Multi-vitamin.
– Gummies Chewy Vites.
– Kẹo dẻo bọc đường vitamin Nature’s Way Kids Smart.
– Vitamin tổng hợp Pentavite.
Kẹo dẻo bọc đường vitamin Nature’s Way Kids Smart
1.2. Thuốc bổ não
Thuốc bổ não giúp tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và học tập của bé. Thành phần trong thuốc bổ não bao gồm:
– DHA, EPA: Axit béo omega-3 giúp phát triển trí não và thị giác.
– Vitamin B, vitamin E giúp sản xuất năng lượng cho tế bào não và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
– Choline giúp điều chỉnh nhịp tim và các chức năng cơ bản khác của cơ thể.
– Ginkgo biloba giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não giúp cải thiện chức năng não bộ và nâng cao sự tập trung, ghi nhớ.
Hiện nay nhiều cha mẹ dùng thuốc bổ não cho bé như là:
– Viên uống dầu cá Bio Island DHA for Kid.
– Siro Pediakid Omega 3.
– Thuốc bổ não cho trẻ DHA Drop giúp tăng cường trí nhớ.
– Thuốc bổ não Centrum Kids Brain Fuel.
– Thuốc bổ não DHA Bio Island Úc.
1.3. Thuốc bổ mắt
Thuốc bổ mắt giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt ở trẻ em. Bao gồm các thành phần sau:
– Lutein, zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh – một loại ánh sáng thường gây tổn thương cho mắt.
– Vitamin A giúp cải thiện thị lực vào ban ban đêm.
– Vitamin C, vitamin E giúp tăng cường miễn dịch cho mắt
– Omega 3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt (khô mắt, viêm mí mắt,…)
Thuốc bổ mắt cho bé thường được dùng nhiều hiện nay là:
– Doppelherz Aktiv Eye Vital dạng viên uống
– Dầu cá Healthy Care Omega 3
– Viên uống hỗ trợ mắt Wit
Dầu cá Healthy Care Omega 3 giúp hỗ trợ đôi mắt sáng khỏe
1.4. Thuốc bổ sung Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương và răng của bé. Cho bé uống thuốc bổ sung Canxi sẽ giúp:
– Phát triển chiều cao tối ưu.
– Ngăn ngừa bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
– Giúp răng chắc khỏe.
Phần lớn cha mẹ hay dùng thuốc canxi cho bé một số loại sau:
– Canxi cho bé Calci Nano dạng ống.
– Viên dạng nhai Ostelin Calcium & Vitamin D3.
– Viên dạng uống bổ sung Canxi Bioisland Úc.
2. Cách lựa chọn thuốc bổ cho bé phù hợp
2.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng ở bé:
Mỗi một bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cha mẹ cần dựa vào các yếu tố sau để lựa chọn được thuốc bổ cho bé phù hợp.
– Độ tuổi: Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều vitamin D và canxi hơn để phát triển hệ xương.
– Giới tính: Bé trai và bé gái có thể có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, bé trai thường cần nhiều sắt hơn bé gái.
– Tình trạng sức khỏe: Bé có cơ thể gầy gò yếu đuối, hay ốm đau cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc bổ phù hợp.
– Chế độ ăn uống: Cha mẹ cần xem xét chế độ ăn uống của bé để đảm bảo bé không bị thiếu hụt hoặc dư thừa các vi chất dinh dưỡng.
2.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Qua kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ đánh giá được nhu cầu dinh dưỡng của bé và gợi ý cho cha mẹ lựa chọn loại thuốc bổ phù hợp. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc đủ liều lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần tuân theo chỉ định và không tự ý tăng liều hay giảm liều cho bé.
Tìm hiểu thêm: Ridlor 75mg điều trị bệnh lý gì, lưu ý ra sao khi sử dụng?
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn thuốc bổ phù hợp với con
2.3. Lựa chọn thuốc bổ có thành phần an toàn
Cha mẹ nên để ý đến thành phần của thuốc để đảm bảo bé không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Nên chọn loại thuốc có những thành phần tự nhiên và an toàn cho bé. Để biết được các thành phần có trong thuốc thì cha mẹ có thể nhìn thấy trên nhãn dán bên ngoài của thuốc hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng.
3. Một số câu hỏi thường gặp ở cha mẹ
3.1. Thuốc bổ cho bé có tác dụng phụ không?
Thuốc bổ cho bé có thể gây ra một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào thành phần và liều lượng sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện ở bé:
– Táo bón.
– Tiêu chảy.
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Phát ban, dị ứng.
Nếu thấy bé có bất kỳ phản ứng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc bổ thì cần ngừng sử dụng và đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
3.2. Khi nào nên bắt đầu sử dụng thuốc bổ cho bé?
Thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc bổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Độ tuổi.
– Chế độ ăn uống hàng ngày.
– Tình trạng sức khỏe của bé.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về thời điểm bắt đầu cho bé sử dụng thuốc bổ.
3.3. Thuốc bổ có cần thiết khi bé đã ăn đủ chất từ thực phẩm không?
Ngay cả khi bé ăn uống đầy đủ và cân bằng, bé vẫn có thể cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Hơn nữa trong một số trường hợp sau thì việc bổ sung thuốc bổ là cần thiết:
– Bé kén ăn: Kén ăn có thể không nạp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Bé có chế độ ăn uống đặc biệt: ăn chay hoặc bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm.
– Bé đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cụ thể là giai đoạn dậy thì.
>>>>>Xem thêm: Thuốc V phonte: Cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Uống thuốc bổ kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất sẽ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn
Trên đây là một số yếu tố để cha mẹ có thể lựa chọn thuốc bổ cho bé phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, định hướng loại thuốc bổ phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.