Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

Viêm amidan là nhóm bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Theo thống kê, tỷ lệ bị viêm amidan chiếm khoảng 10% dân số. Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em. Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính. Hiện nay, có nhiều cách trị viêm amidan như dùng thuốc đông y, tây y hoặc phẫu thuật cắt amidan. Vậy, đâu là cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả?

Bạn đang đọc: Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

Viêm amidan gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nên cần có cách điều trị phù hợp, kịp thời

Thông thường, khi bị viêm amidan, trẻ thường có triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng , ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp…..Nếu không được điều trị kịp thời bệnh viêm amidan có thể gây ra các biến chứng như viêm tấy quanh amidan, áp-xe quanh amidan, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản , đặc biệt viêm amidan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết….
Chính vì thế cần có cách chữa trị sớm viêm amidan cho trẻ.
Cách trị viêm amidan bằng thuốc tây y (điều trị nội khoa)
Đây là cách được sử dụng trong trường hợp viêm amidan cấp tính. Các loại thuốc được sử dụng như thuốc kháng sinh toàn thân như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine…
Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol, thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase, thuốc giảm ho.
Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ tới trực tiếp bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn, kê đơn thuốc chữa trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Cách làm giảm đau rát cổ họng khiến mình mất giọng,

Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

Trong trường hợp viêm amidan cấp tính, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chữa bệnh

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định phẫu thuật ngoại khoa cắt amidan. Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm (trên 5 lần), amidan quá phát gây tắc nghẽn đường thở, viêm amidan đã có biến chứng…
Cắt amidan là một thủ thuật đơn giản nhưng cần phải được điều trị tại các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn mới mang lại sự an toàn sau phẫu thuật, không bị nhiễm trùng hoặc biến chứng khác.
Cách trị viêm amidan bằng bài thuốc đông y
Bài 1: Bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị 8g; Huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị 12g; Kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh mỗi vị 16g; Cát cánh, xạ can mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 12g; Bạc hà, cát cánh mỗi vị 6g; Kim ngân hoa 40g; Liên kiều 16g; Cam thảo, hoàng cầm, hoàng liên mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Sinh địa 16g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, thiên hoa phấn, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất

>>>>>Xem thêm: Cắt amidan nên ăn cháo gì?

Cần tới trực tiếp khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn cách trị viêm amidan phù hợp (ảnh minh họa)

Bài 4: Sinh địa 20g; huyền sâm, bạch thược, đan bì mỗi vị 12g; mạch môn, bối mẫu, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi vị 8g; cam thảo, bạc bà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những bài thuốc đông y được nhiều người truyền tai nhau sử dụng để chữa viêm amidan. Tuy nhiên không phải trường hợp nào dùng thuốc đông y cũng mang lại hiệu quả. Do đó khi trẻ bị viêm amidan, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có chỉ định điều trị phù hợp, đúng phương pháp, hiệu quả cao.
Những phương pháp điều trị viêm Amidan trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *